Lão nông Đỗ Văn Được làm giàu với mô hình nuôi cá mú

Lão nông Đỗ Văn Được làm giàu với mô hình nuôi cá mú

Khởi nghiệp từ hai bàn tay trắng và trải qua nhiều khó khăn nhưng với sự nỗ lực, cố gắng vươn lên, đến nay, nông dân Đỗ Văn Được (52 tuổi, tổ dân phố thôn Thạch Bi 2, phường Phổ Thạnh, thị xã Đức Phổ, tỉnh Quảng Ngãi) đã thành công với mô hình nuôi cá mú Trân Châu.

Ông Huỳnh Văn Cập thu hoạch thanh trà nghịch vụ. Ảnh: Lê Thúy Hằng - TTXVN

Lão nông "mát tay" cho thanh trà ra trái theo ý muốn

Với quyết tâm tìm ra giống cây đặc sản có chất lượng và giá trị kinh tế cao, ông Huỳnh Văn Cập, Giám đốc Hợp tác xã sản xuất và tiêu thụ cây giống - quả thanh trà ngọt Đông Thành, thị xã Bình Minh, tỉnh Vĩnh Long đã mày mò và phát triển giống thanh trà ngọt mang thương hiệu Năm Cập. Không dừng lại ở đó, ông mạnh dạn xử lý để cây cho trái theo ý muốn. Bước đầu thử nghiệm đã mang lại kết quả khả quan, vườn thanh trà của Hợp tác xã ra trái rải vụ, giá bán cao hơn nhiều so với thời điểm chính vụ.

Lão nông Bùi Văn Mười học hỏi, làm giàu từ nghề trồng nấm

Lão nông Bùi Văn Mười học hỏi, làm giàu từ nghề trồng nấm

Trong hành trình hơn 30 năm làm bạn với cây nấm, lão nông Bùi Văn Mười (57 tuổi, Thành phố Hồ Chí Minh) không những xây dựng thành công thương hiệu “Nấm 10 Sài Gòn” mà còn đóng góp tích cực cho sự phát triển của quê hương “đất thép thành đồng”.
Ông Võ Văn Ten (thứ 2 từ trái qua phải), xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu (Tây Ninh) giới thiệu với cán bộ Ngân hàng Agribank chi nhánh tỉnh Tây Ninh cách trồng, chăm sóc cây mãng cầu. Ảnh: danviet.vn

Lão nông Võ Văn Ten trồng rừng bên hồ Dầu Tiếng

Giáp ranh với tỉnh Bình Dương và Tp. Hồ Chí Minh, cộng với sinh thái đặc thù từ hồ Dầu Tiếng - hồ thủy lợi lớn nhất cả nước, nhiều năm gần đây, huyện Dương Minh Châu (tỉnh Tây Ninh) bùng nổ những cơn sốt đất rầm rộ, biến nhiều khu đất trồng mỳ (sắn), cao su, thành những dự án khu dân cư, du lịch sinh thái… Trong cơn sốt đó, một lão nông có trong tay tới hàng trăm héc ta đất vẫn kiên quyết không bán một mét vuông nào, cho dù đang phải vay hàng tỷ đồng từ ngân hàng. Ông giữ đất để ngày ngày cần mẫn trồng cây gây rừng, phủ xanh diện tích đất mình có bằng những cánh rừng gỗ quý để lại cho con cháu đời sau. Đó chính là “lão nông trồng rừng” Võ Văn Ten ở xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.
Ông Bảy Bon cho cá ăn. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN

Lão nông Lý Văn Bon thành công với mô hình nuôi cá lồng bè kết hợp du lịch

Tháng 10/2021, ông Lý Văn Bon ở Cồn Sơn, phường Bùi Hữu Nghĩa, quận Bình Thủy (thành phố Cần Thơ) sẽ góp mặt trong danh sách cùng hàng chục nông dân trên cả nước đón nhận danh hiệu Nông dân xuất sắc Việt Nam. Nhiều người đã quá quen với lão nông Bảy Bon (tên gọi thân mật) ở cồn Sơn thành công với mô hình nuôi cá lồng bè kết hợp làm du lịch đầu tiên ở Đồng bằng sông Cửu Long.
Lão nông Khmer vượt khó làm giàu

Lão nông Khmer vượt khó làm giàu

Sinh ra trong gia đình thuần nông, khởi nghiệp chỉ có vài công đất (vài nghìn mét vuông) nhưng nhờ chịu khó học hỏi, ông Lâm Se (56 tuổi), người dân tộc Khmer ở khóm 2, phường 5, thành phố Sóc Trăng (Sóc Trăng) hiện đã có 11 ha đất và trở nên giàu có.
Lão nông thời công nghệ 4.0

Lão nông thời công nghệ 4.0

Nhiều người tò mò muốn biết cách nuôi gà bằng công nghệ mới với doanh thu hàng tháng hơn 8 tỷ đồng, cho lợi nhuận trên 1 tỷ đồng/tháng của trang trại gà do ông Hoàng Mạnh Ngọc, Giám đốc Công ty Giống gia cầm Ngọc Mừng, tại xã Liên Hà, huyện Đông Anh (Hà Nội). Câu chuyện làm giàu của ông không chỉ dừng lại ở việc phát triển kinh tế trên đồng đất quê hương mà còn là điển hình của một người nông dân nhiệt huyết, đam mê với công việc, bắt nhịp xu thế công nghệ, một người sẵn lòng chia sẻ “bí kíp” cho người khác, cho thế hệ trẻ, mong muốn xây dựng ngành chăn nuôi Việt ngày một vươn tầm, vươn xa hơn nữa.
Lão nông tích góp cả đời xây cầu cho dân

Lão nông tích góp cả đời xây cầu cho dân

Ông Lê Văn Thành (57 tuổi, thôn Thọ Lộc 1, xã Nhơn Thọ, thị xã An Nhơn, Bình Định) đã dùng hết số tiền tích cóp cả đời làm nông của mình để xây một cây cầu kiên cố cho nhân dân trong vùng. Đó chính là cây cầu Vườn Bộng vừa được khánh thành cuối năm 2015, thay thế cho cây cầu tre tạm bợ trước đó, phục vụ nhu cầu đi lại của người dân hai thôn Thọ Lộc 1, Thọ Lộc 2 (xã Nhơn Lộc, thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định). 
Lão nông làm giàu từ trồng nho sạch

Lão nông làm giàu từ trồng nho sạch

Trước đây, ở Ninh Thuận, nông dân thường trồng nho đỏ (giống nho địa phương), năng suất và sản lượng thấp. Cuối năm 2000, ông Nguyễn Văn Mọi (thường gọi là Ba Mọi) ở xã Phước Thuận, huyện Ninh Phước cùng nhiều người dân trên địa bàn tỉnh đã chuyển sang trồng giống nho xanh NH01-48 cho thu nhập cao gấp 3 lần nho đỏ.