Làng Cùi – nơi gắn kết tình người

Làng Cùi – nơi gắn kết tình người
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng vợ chồng anh A Nức vẫn luôn vui vẻ khi ở bên nhau
Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng vợ chồng anh A Nức
vẫn luôn vui vẻ khi ở bên nhau
 
 Thành phố Quy Nhơn nhộn nhịp và đầy sức sống. Tuy nhiên, ở đâu đó quanh đây vẫn rất thanh tịnh, lặng lẽ và dịu êm. Lòng vòng một lúc lâu, chúng tôi mới đến được làng Cùi, nơi những bệnh nhân phong đang cùng nhau sinh sống. Tại gian nhà cấp 4 có diện tích khoảng 40 mét vuông, chúng tôi được gặp vợ chồng anh A Nức, người dân tộc Bahnar, cả hai đều là bệnh nhân phong.
Một góc trong căn nhà cấp 4 của vợ chồng anh A Nức
Một góc trong căn nhà cấp 4 của vợ chồng anh A Nức

Thấy có người đến chơi, vợ chồng anh A Nức rất vui, kể cho chúng tôi nghe câu chuyện đời mình. A Nức là người dân tộc Bahnar (sinh năm 1970), nguyên quán ở Gia Lai, mắc bệnh phong khi mới 12 tuổi. Vợ anh là chị Mơ Li (sinh năm 1983), cũng là người dân tộc Bahnar. Năm 2005, Mơ Li xuống Quy Hòa và quen A Nức. Trong cơn đau đớn của bệnh tật, sự khốn khổ, nhọc nhằn cuộc sống thường nhật, họ tựa vào nhau, cùng chọn mảnh đất làng phong sinh sống. Và thật may mắn, những đứa trẻ nức nở chào đời từ làng phong này lại không mắc căn bệnh quái ác như cha mẹ chúng.
 
Đôi bàn chân của hai anh chị A Nức và Mơ Li đều bị căn bệnh quái ác tàn phá nặng nề
Đôi bàn chân của hai anh chị A Nức và Mơ Li
đều bị căn bệnh quái ác tàn phá nặng nề

Dù cuộc sống còn nhiều khó khăn, mỗi tháng được Nhà nước hỗ trợ 270.000 đồng, nhưng khi được hỏi về dự định tương lai, vợ chồng A Nức nhìn nhau cười “chỉ mong qua ngày nay là vui rồi em à”.
   

Có thể bạn quan tâm