Chuyện làm nông kết hợp phát triển du lịch sinh thái không còn là khái niệm xa lạ đối với nông dân TP.HCM, từ vườn lan, ao cá đến những trang trại trồng đủ các loại rau xanh và cây ăn trái...
Làm nông trông… du lịch
Khá thành công với mô hình này là Nông trại lan Huyền Thoại (ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) với quy mô gần 50.000m2. Tại đây, có hơn 150.000 gốc Monkara, Denrobium các loại. Chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền – chủ trại lan cho biết, bên cạnh chăm sóc, thu hoạch vườn lan, việc đón các đoàn khách du lịch, học sinh, sinh viên từ khắp nơi về tham quan, học hỏi được chị tổ chức vài năm nay.
Ông Huỳnh Văn Huệ - Tổ trưởng Tổ cây ăn trái Trung An (Củ Chi) cho biết, gần đây, tận dụng thời gian nông nhàn, nhiều nhà vườn có tổ chức du lịch sinh thái ở Củ Chi cùng tập hợp lại, thuê bếp trưởng, trưởng phòng tiếp tân, khách sạn... về hướng dẫn các nghiệp vụ cộng thêm trong ngành du lịch cho bà con nông dân. Nhờ đó, nông dân có thể tự phục vụ khách các nhu cầu như ăn uống những món đồng quê đơn giản, nhu cầu ngủ nghỉ tại vườn hoặc có thể tiếp đón khách một cách chuyên nghiệp hơn.
Theo đó, mỗi năm nông trại này đón hàng nghìn du khách đến tham quan, học nghề cũng như tìm hiểu chuyên sâu về các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của nông nghiệp đô thị. Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã liên kết với nông trại để thiết kế tour du lịch cho du khách, xem đây là điểm dừng chân thú vị cho du khách khi về tham quan Củ Chi.
“Mình là nông dân mà ngày nào cũng muốn ra vườn xem hoa lan nở, huống gì du khách. Nhìn cả vườn lan hàng ngàn giò khoe sắc là đã thấy khỏe khoắn hơn hẳn rồi. Sắp tới, gia đình sẽ đầu tư thêm phòng cấy mô, phát triển du lịch sinh thái, qua đó, vừa nâng cao thu nhập, vừa làm công vụ quảng bá cho sản phẩm” - chị Huyền thổ lộ.
Tại Cần Giờ, vài năm nay, nhiều du khách thành phố biết đến vườn cây ăn trái của bà Trang Thị Lệ (ấp Long Thạnh, xã Long Hòa), dành danh hiệu “Vườn sinh thái đẹp” của thành phố. Để làm vườn kết hợp du lịch sinh thái, bà Lệ thường xuyên dọn dẹp, chăm sóc, vệ sinh cây để khu vườn vươn sạch sẽ, thoáng mát nhằm thu hút du khách. Bà Lệ cho biết, mỗi năm bà đón tiếp vài nghìn du khách đến tham quan vườn và mua trái cây, doanh thu mỗi năm khoảng 500 triệu đồng. “Những năm gần đây, du khách đến du lịch Cần Giờ ngày càng đông, vườn của tôi cũng được hưởng lợi từ lượng du khách này” - bà Lệ nói.
Phát triển mô hình du lịch nông thôn
Ông Dương Văn Minh – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Củ Chi (TP.HCM) cho biết, dù phát triển khá nhanh, mạnh trong những năm gần đây, nhưng mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái vẫn chưa được xem là sản phẩm nông nghiệp chính của các địa phương. Phần lớn nông dân xây dựng mô hình một cách tự phát, hoạt động truyền thông, quảng bá chưa tới được với số đông nên lượng khách vẫn chủ yếu là người địa phương, học sinh, sinh viên, người lao động cần chỗ giải trí, xả hơi dịp cuối tuần.
“Cũng có vài lần ngành nông nghiệp tổ chức cho nông dân sang Đài Loan, Hàn Quốc học tập kinh nghiệm, tuy nhiên, các trang trại lớn muốn cho khách du lịch vào phải có phương án đảm bảo các vấn đề về sâu hại, dịch bệnh... Còn trang trại nhỏ, rủi ro ít thì chưa đủ lực để hút khách” - ông Minh nói.
Về việc triển khai mô hình du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, thời gian tới, Sở sẽ hỗ trợ bà con nông dân ở các xã nông thôn mới xây dựng những tuyến du lịch miệt vườn, hướng dẫn cho du khách trồng trọt, chăn nuôi, nghỉ lại, theo mô hình homestay với người dân… Mô hình này sẽ là sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách, đồng thời tạo nguồn sống cho người dân nông thôn. Khai thác các nét đặc sắc từ các khu dân cư, làng nghề truyền thống ở mỗi quận huyện.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, phải mở rộng mô hình du lịch nông thôn, giải quyết việc làm cho nông dân. Đó được coi là nguồn lợi an sinh xã hội, giúp các xã nông thôn mới của TP.HCM phát triển bền vững.
Làm nông trông… du lịch
Khá thành công với mô hình này là Nông trại lan Huyền Thoại (ấp Cây Da, xã Tân Phú Trung, huyện Củ Chi) với quy mô gần 50.000m2. Tại đây, có hơn 150.000 gốc Monkara, Denrobium các loại. Chị Đặng Lê Thị Thanh Huyền – chủ trại lan cho biết, bên cạnh chăm sóc, thu hoạch vườn lan, việc đón các đoàn khách du lịch, học sinh, sinh viên từ khắp nơi về tham quan, học hỏi được chị tổ chức vài năm nay.
Những ngày nông nhàn, bà con nhà vườn ở xã Trung An cùng đi học thêm các nghiệp vụ như nghiệp vụ nhà hàng, khách sạn.... để làm du lịch vườn. Ảnh: T.Đ |
Ông Huỳnh Văn Huệ - Tổ trưởng Tổ cây ăn trái Trung An (Củ Chi) cho biết, gần đây, tận dụng thời gian nông nhàn, nhiều nhà vườn có tổ chức du lịch sinh thái ở Củ Chi cùng tập hợp lại, thuê bếp trưởng, trưởng phòng tiếp tân, khách sạn... về hướng dẫn các nghiệp vụ cộng thêm trong ngành du lịch cho bà con nông dân. Nhờ đó, nông dân có thể tự phục vụ khách các nhu cầu như ăn uống những món đồng quê đơn giản, nhu cầu ngủ nghỉ tại vườn hoặc có thể tiếp đón khách một cách chuyên nghiệp hơn.
Theo đó, mỗi năm nông trại này đón hàng nghìn du khách đến tham quan, học nghề cũng như tìm hiểu chuyên sâu về các sản phẩm nông nghiệp đặc trưng của nông nghiệp đô thị. Nhiều doanh nghiệp lữ hành đã liên kết với nông trại để thiết kế tour du lịch cho du khách, xem đây là điểm dừng chân thú vị cho du khách khi về tham quan Củ Chi.
“Mình là nông dân mà ngày nào cũng muốn ra vườn xem hoa lan nở, huống gì du khách. Nhìn cả vườn lan hàng ngàn giò khoe sắc là đã thấy khỏe khoắn hơn hẳn rồi. Sắp tới, gia đình sẽ đầu tư thêm phòng cấy mô, phát triển du lịch sinh thái, qua đó, vừa nâng cao thu nhập, vừa làm công vụ quảng bá cho sản phẩm” - chị Huyền thổ lộ.
Tại Cần Giờ, vài năm nay, nhiều du khách thành phố biết đến vườn cây ăn trái của bà Trang Thị Lệ (ấp Long Thạnh, xã Long Hòa), dành danh hiệu “Vườn sinh thái đẹp” của thành phố. Để làm vườn kết hợp du lịch sinh thái, bà Lệ thường xuyên dọn dẹp, chăm sóc, vệ sinh cây để khu vườn vươn sạch sẽ, thoáng mát nhằm thu hút du khách. Bà Lệ cho biết, mỗi năm bà đón tiếp vài nghìn du khách đến tham quan vườn và mua trái cây, doanh thu mỗi năm khoảng 500 triệu đồng. “Những năm gần đây, du khách đến du lịch Cần Giờ ngày càng đông, vườn của tôi cũng được hưởng lợi từ lượng du khách này” - bà Lệ nói.
Phát triển mô hình du lịch nông thôn
Ông Dương Văn Minh – Trưởng trạm Khuyến nông huyện Củ Chi (TP.HCM) cho biết, dù phát triển khá nhanh, mạnh trong những năm gần đây, nhưng mô hình nông nghiệp kết hợp du lịch sinh thái vẫn chưa được xem là sản phẩm nông nghiệp chính của các địa phương. Phần lớn nông dân xây dựng mô hình một cách tự phát, hoạt động truyền thông, quảng bá chưa tới được với số đông nên lượng khách vẫn chủ yếu là người địa phương, học sinh, sinh viên, người lao động cần chỗ giải trí, xả hơi dịp cuối tuần.
Du khách nước ngoài đang thăm quan nông trại cây cọ dầu của anh Lê Phong Phú (Bình Lợi, Bình Chánh). Ảnh: T.Đ |
“Cũng có vài lần ngành nông nghiệp tổ chức cho nông dân sang Đài Loan, Hàn Quốc học tập kinh nghiệm, tuy nhiên, các trang trại lớn muốn cho khách du lịch vào phải có phương án đảm bảo các vấn đề về sâu hại, dịch bệnh... Còn trang trại nhỏ, rủi ro ít thì chưa đủ lực để hút khách” - ông Minh nói.
Về việc triển khai mô hình du lịch nông thôn trên địa bàn thành phố, Giám đốc Sở Du lịch TP.HCM Bùi Tá Hoàng Vũ cho biết, thời gian tới, Sở sẽ hỗ trợ bà con nông dân ở các xã nông thôn mới xây dựng những tuyến du lịch miệt vườn, hướng dẫn cho du khách trồng trọt, chăn nuôi, nghỉ lại, theo mô hình homestay với người dân… Mô hình này sẽ là sản phẩm du lịch mới, hấp dẫn du khách, đồng thời tạo nguồn sống cho người dân nông thôn. Khai thác các nét đặc sắc từ các khu dân cư, làng nghề truyền thống ở mỗi quận huyện.
Theo Phó Chủ tịch UBND TP.HCM Trần Vĩnh Tuyến, phải mở rộng mô hình du lịch nông thôn, giải quyết việc làm cho nông dân. Đó được coi là nguồn lợi an sinh xã hội, giúp các xã nông thôn mới của TP.HCM phát triển bền vững.
Theo: danviet.vn