Cụ thể trong quý III/2019, tỉnh Lâm Đồng đã khảo sát, thu thập dữ liệu cần thực hiện số hóa như: Thống kê số lượng các sổ hộ tịch, số liệu sự kiện hộ tịch, đánh giá dữ liệu hộ tịch đã được đăng ký trước ngày 30/6/2019 đang được lưu trữ bằng sổ giấy tại UBND cấp xã, UBND cấp huyện và Sở Tư pháp.
Từ quý IV/2019, Sở Tư pháp và các đơn vị sẽ phối hợp tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn việc số hóa dữ liệu hộ tịch. Từ năm 2020 và các năm tiếp theo, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan sẽ phối hợp thực hiện số hóa, nhập dữ liệu hộ tịch vào phần mềm quản lý dữ liệu hộ tịch…
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng, việc thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số hiệu quả quản lý hành chính công của tỉnh; chuyển đổi dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy sang dữ liệu số theo hướng hình thành hệ thống thông tin hộ tịch với cấu trúc chuẩn tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, đảm bảo mọi người dân đều được cấp giấy tờ hộ tịch, đặc biệt là Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Trích lục khai tử… Khi cần, công dân trên địa bàn tỉnh có thể yêu cầu trích lục bản sao hộ tịch ở tất cả các cơ quan quản lý dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
Lộ trình số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ thực hiện theo 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 dữ liệu hộ tịch đăng ký từ 1/1/2016 đến 30/6/2019; giai đoạn 2 từ 1/1/2006 đến 31/12/2015; giai đoạn 3 từ năm 1998 đến ngày 31/12/2005; giai đoạn 4 từ năm 1976 đến 1998 và giai đoạn 5 sẽ số hóa dự liệu hộ tịch lịch sử từ năm 1975 trở về trước./.
Từ quý IV/2019, Sở Tư pháp và các đơn vị sẽ phối hợp tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn, tập huấn việc số hóa dữ liệu hộ tịch. Từ năm 2020 và các năm tiếp theo, Sở Tư pháp, UBND cấp huyện, UBND cấp xã và các cơ quan sẽ phối hợp thực hiện số hóa, nhập dữ liệu hộ tịch vào phần mềm quản lý dữ liệu hộ tịch…
Theo kế hoạch của UBND tỉnh Lâm Đồng, việc thực hiện số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử toàn quốc nhằm đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động đăng ký và quản lý hộ tịch, góp phần cải cách thủ tục hành chính, nâng cao chỉ số hiệu quả quản lý hành chính công của tỉnh; chuyển đổi dữ liệu hộ tịch từ sổ giấy sang dữ liệu số theo hướng hình thành hệ thống thông tin hộ tịch với cấu trúc chuẩn tại các cơ quan đăng ký hộ tịch trên địa bàn toàn tỉnh. Bên cạnh đó, đảm bảo mọi người dân đều được cấp giấy tờ hộ tịch, đặc biệt là Giấy khai sinh, Giấy chứng nhận kết hôn, Trích lục khai tử… Khi cần, công dân trên địa bàn tỉnh có thể yêu cầu trích lục bản sao hộ tịch ở tất cả các cơ quan quản lý dữ liệu hộ tịch trên địa bàn tỉnh.
Lộ trình số hóa dữ liệu hộ tịch lịch sử trên địa bàn toàn tỉnh Lâm Đồng sẽ thực hiện theo 5 giai đoạn: Giai đoạn 1 dữ liệu hộ tịch đăng ký từ 1/1/2016 đến 30/6/2019; giai đoạn 2 từ 1/1/2006 đến 31/12/2015; giai đoạn 3 từ năm 1998 đến ngày 31/12/2005; giai đoạn 4 từ năm 1976 đến 1998 và giai đoạn 5 sẽ số hóa dự liệu hộ tịch lịch sử từ năm 1975 trở về trước./.
Chu Quốc Hùng
TTXVN