Tết Nguyên đán Giáp Thìn đang gần kề. Hoạt động xuất nhập cảnh, xuất nhập khẩu ở khu vực Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (huyện Minh Hóa, tỉnh Quảng Bình) nhộn nhịp hơn. Đồn Biên phòng Cửa khẩu quốc tế Cha Lo (Bộ đội Biên phòng Quảng Bình) đã chủ động triển khai công tác, tích cực phối hợp với các lực lượng, nỗ lực đảm bảo các hoạt động diễn ra an toàn, thông suốt và hiệu quả, góp phần giữ vững chủ quyền lãnh thổ, an ninh biên giới Quốc gia.
Ngày 7/2, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên tổ chức kỷ niệm 60 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng tỉnh Điện Biên (7/2/1963 - 7/2/2023) và đón nhận Huân chương Chiến công hạng Nhất.
Có đường biên giới dài hơn 480 km, tiếp giáp với 3 tỉnh Xiêng Khoảng, Hủa Phăn, Bô-Ly Khăm-Xay của nước bạn Lào và với nhiều đặc thù khác, Nghệ An luôn là địa bàn phức tạp về tội phạm ma túy. Tại các địa bàn giáp biên, công tác đấu tranh với tội phạm ma túy luôn được Bộ đội Biên phòng tỉnh Nghệ An chú trọng, nhờ đó, hàng loạt vụ án được triệt phá, thu giữ một lượng lớn ma tuý. Những chiến sỹ quân hàm xanh đang trở thành “lá chắn thép” ngăn tội phạm ma túy vùng biên.
Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang chủ động thực hiện quyết liệt, đồng bộ các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19, góp phần cùng cấp ủy, chính quyền địa phương ngăn chặn, không để dịch bệnh lây lan trên địa bàn.
Tỉnh Thanh Hóa có đường biên giới dài 213 km, tiếp giáp với tỉnh Hủa Phăn (Lào). Trước tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các đồn biên phòng dọc tuyến biên giới trên địa bàn đang duy trì lực lượng trực 24/24 giờ, quyết tâm thực hiện “nhiệm vụ kép” vừa tuần tra giữ vững an ninh biên giới vừa căng mình bám chốt, kiểm soát chặt chẽ đường mòn, lối mở, góp phần ngăn chặn dịch bệnh xâm nhập từ bên ngoài vào địa bàn.
Với quyết tâm phòng, chống dịch COVID-19 trên tuyến biên giới Tây Nam, thời gian qua, lực lượng Biên phòng ở Tây Ninh vừa làm tốt nhiệm vụ bảo vệ biên giới, vừa trở thành lá chắn thép trong phòng, chống dịch, kiểm soát tốt các hoạt động xuất, nhập cảnh qua lại biên giới.
Là một mắt xích không thể thiếu trong toàn bộ quy trình chống dịch COVID-19, ngoài nhiệm vụ vận chuyển cấp cứu người bệnh, trong mùa dịch COVID-19, Trung tâm Cấp cứu 115 Thành phố Hồ Chí Minh kiêm luôn nhiệm vụ vận chuyển người mắc bệnh và người nghi ngờ mắc bệnh đến các khu điều trị.
Nếu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố Hồ Chí Minh là cơ quan đầu não, phụ trách toàn bộ hoạt động chuyên môn phòng chống dịch bệnh, nhân viên y tế tại các Trung tâm Y tế quận, huyện và Trạm Y tế phường, xã lại là những “chân rết” góp phần vào thành công khống chế dịch bệnh lây lan trong cộng đồng. Được ví như những “cánh tay nối dài”, họ trở thành phòng tuyến vững chắc của hệ thống y tế dự phòng.
Thành phố Hồ Chí Minh là một trong những địa phương có số ca mắc COVID-19 cao nhất cả nước khi kết thúc giai đoạn 2 với 54 trường hợp. Tuy nhiên, với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị, ngành Y tế và sự chung tay từ cộng đồng, dịch COVID-19 đã được chặn đứng khi 17 ngày liên tiếp thành phố không ghi nhận ca mắc mới. Hơn 90 ngày cân não với đại dịch COVID-19 cũng là ngần ấy thời gian những cán bộ y tế dự phòng, cấp cứu 115, kỹ thuật viên xét nghiệm… căng mình chống dịch.
Để góp phần ngăn chặn dịch bệnh bùng phát, tỉnh Đắk Lắk đã thành lập các chốt kiểm dịch trên tuyến biên giới và tại các cửa ngõ ra vào trên địa bàn tỉnh. Từ những chiến sĩ biên phòng, công an đến các nhân viên y tế, thanh niên tình nguyện đang “hóa thân” thành những “lá chắn thép” không quản ngày đêm, ra sức ngăn chặn dịch bệnh, bảo vệ sự bình yên cho nhân dân trước đại dịch COVID-19.