Stent “made in” Việt Nam
Hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị y tế, bà Võ Xuân Bội Lâm, Giám đốc Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare (Thành phố Hồ Chí Minh) nhận thấy, nhu cầu sử dụng các thiết bị y tế kỹ thuật cao tại Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên, do đa phần phải nhập khẩu nên giá thành các sản phẩm này khi về đến Việt Nam đều cao, khiến nhiều người nghèo không thể tiếp cận được.
Theo ước tính, mỗi năm, Việt Nam chi cả tỷ USD để nhập khẩu thiết bị y tế, riêng nhập khẩu stent khoảng 50.000 USD.
Ở khu vực Đông Nam Á, hiện mới chỉ có Singapore sản xuất được stent nhờ nhập khẩu công nghệ từ Thụy Sỹ. Từ đó, ước mơ về 1 sản phẩm stent sản xuất tại Việt Nam cho người Việt Nam sử dụng bắt đầu nhen nhóm.
“Tôi trăn trở rất nhiều, tại sao nhiều nước sản xuất được mà mình lại không? Tôi đem ý tưởng của mình trình bày với nhiều chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài và nhận được sự ủng hộ vô cùng lớn bởi ai cũng muốn giúp Việt Nam có thể sản xuất được stent”, bà Võ Xuân Bội Lâm chia sẻ.
Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thượng Nghĩa, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, stent là sản phẩm y tế công nghệ cao, hiện trên thế giới mới chỉ có khoảng 40 công ty sản xuất được. Đây là thiết bị gần giống như một chiếc lò xo được luồn vào các mạch máu bị tắc, giúp máu có thể lưu thông trở lại.
Vì stent khi đặt vào mạch máu sẽ nằm ở đó suốt đời nên điều kiện sản xuất vô cùng nghiêm ngặt, đòi hỏi sử dụng công nghệ cao. Vật liệu tạo nên stent phải tương thích với cơ thể người, chưa kể các điều kiện vô trùng, sinh học, hóa học…rất khắt khe. Do đó, sản xuất được stent không đơn giản.
Năm 2013, cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia can thiệp tim mạch của thế giới và Việt Nam như, Giáo sư Thạch Nguyễn (Hoa Kỳ), Giáo sư Nguyễn Thành Nhân, Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare bắt tay vào thực hiện đề tài "Nghiên cứu phát triển và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất bóng nong mạch và stent phủ thuốc tại Việt Nam". Rất may, đề tài này nhận được sự quan tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhận được sự hỗ trợ 2 triệu USD để thực hiện.
Cùng với đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất vay vốn ưu đãi thông qua chương trình kích cầu và cho xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế tại Khu công nghệ cao, Quận 9.
Mang hy vọng cho người nghèo
Năm 2016, sau khi Bộ Y tế phê duyệt, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên thực hiện thử nghiệm lâm sàng đặt stent phủ thuốc cho bệnh nhân tắc động mạch vành do Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare sản xuất. Đã có 44 bệnh nhân tình nguyện thực hiện chương trình thử nghiệm lâm sàng và sau hơn 1 năm phẫu thuật, kết quả tốt khi 100% bệnh nhân không bị tái hẹp cũng như không có sự cố nào xảy ra.
Trước mắt, kết quả thử nghiệm lâm sàng của stent phủ thuốc rất khả quan, hiệu quả không thua kém các sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, châu Âu. Các thao tác kỹ thuật để đặt stent cũng dễ dàng, tương đối an toàn với bệnh nhân, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thượng Nghĩa nhận định.
Cùng với Bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 100 bệnh nhân khác cũng được đặt stent thử nghiệm lâm sàng tại các trung tâm tim mạch của Bệnh viện E (Hà Nội), Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Trung ương Huế…Kết quả thành công ở các bệnh nhân đã tạo sự tin tưởng của Bộ Y tế và các bác sỹ đầu ngành về tim mạch trong nước.
Theo tính toán của Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare, nếu stent được sản xuất ở trong nước, giá thành sẽ giảm từ 30-40% so với nhập khẩu. Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thượng Nghĩa đánh giá, đây là thành công đáng tự hào bởi nếu chúng ta sản xuất được stent sẽ có nhiều bệnh nhân được tiếp cận kỹ thuật cao này, đồng thời phần chi trả của quỹ bảo hiểm y tế cũng thấp hơn.
Hiện nay, trung bình mỗi ca đặt stent chi phí từ 70-100 triệu đồng, riêng stent nhập khẩu có giá 45 triệu đồng. Dù đã được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán một phần nhưng chi phí cho một ca đặt stent vẫn còn khá lớn đối với đại đa số những bệnh nhân nghèo.
Mỗi năm, tại Bệnh viện Chợ Rẫy có khoảng 20.000 bệnh nhân có nhu cầu đặt stent thông tắc mạch vành. Nếu tính trên cả nước, con số này chắc chắn sẽ cao hơn nhiều lần.
Xuất khẩu stent ra thế giới
Sau thành công ở bước thử nghiệm lâm sàng, nhằm tăng độ tin cậy cũng như tính an toàn cho sản phẩm, Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare quyết định nghiên cứu, thử nghiệm hậu lâm sàng quy mô lớn hơn tại nhiều bệnh viện như Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa - Vũng Tàu với 150 bệnh nhân.
Bà Võ Xuân Bội Lâm, Giám đốc Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare cho hay, đến nay, sản phẩm stent phủ thuốc gần như đã hoàn thiện nhưng vẫn đang phải chờ Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Chỉ cần xin được giấy phép này doanh nghiệp sẽ sản xuất đại trà và phân phối rộng rãi ra thị trường. Hiện nhà máy của công ty có thể sản xuất 30.000 stent mỗi năm và trong tương lai công suất sẽ tăng gấp đôi nếu như nhu cầu tăng cao.
Dự kiến sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước, bà Võ Xuân Bội Lâm cho biết, mục tiêu tiếp theo là sẽ đưa stent “made in” Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
“Stent của mình mang lại hiệu quả tốt, an toàn, giá cả lại phải chăng thì mình hoàn toàn có thể cạnh tranh, xuất khẩu sang các nước khác”, bà Võ Xuân Bội Lâm tự tin nói.
Ngoài ra, trong tương lai, đơn vị này sẽ mở rộng sản xuất thêm các sản phẩm y tế công nghệ cao khác như stent mạch chi, stent động mạch thận, stent mạch máu não… Với những dự định này, bà Võ Xuân Bội Lâm hy vọng sẽ trở thành doanh nghiệp tiên phong giúp Việt Nam trở thành một trong những nước trên thế giới chủ động được nguồn cung, làm chủ kỹ thuật công nghệ cao ở lĩnh vực thiết bị y tế./.
Hơn 20 năm làm việc trong lĩnh vực nhập khẩu thiết bị y tế, bà Võ Xuân Bội Lâm, Giám đốc Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare (Thành phố Hồ Chí Minh) nhận thấy, nhu cầu sử dụng các thiết bị y tế kỹ thuật cao tại Việt Nam ngày một gia tăng. Tuy nhiên, do đa phần phải nhập khẩu nên giá thành các sản phẩm này khi về đến Việt Nam đều cao, khiến nhiều người nghèo không thể tiếp cận được.
Xét nghiệm máu tại Trạm Y tế phường Thảo Điền, quận 2 (TP. Hồ Chí Minh). Ảnh: Đinh Hằng – TTXVN |
Theo ước tính, mỗi năm, Việt Nam chi cả tỷ USD để nhập khẩu thiết bị y tế, riêng nhập khẩu stent khoảng 50.000 USD.
Ở khu vực Đông Nam Á, hiện mới chỉ có Singapore sản xuất được stent nhờ nhập khẩu công nghệ từ Thụy Sỹ. Từ đó, ước mơ về 1 sản phẩm stent sản xuất tại Việt Nam cho người Việt Nam sử dụng bắt đầu nhen nhóm.
“Tôi trăn trở rất nhiều, tại sao nhiều nước sản xuất được mà mình lại không? Tôi đem ý tưởng của mình trình bày với nhiều chuyên gia người Việt Nam ở nước ngoài và nhận được sự ủng hộ vô cùng lớn bởi ai cũng muốn giúp Việt Nam có thể sản xuất được stent”, bà Võ Xuân Bội Lâm chia sẻ.
Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thượng Nghĩa, Trưởng khoa Tim mạch can thiệp - Bệnh viện Chợ Rẫy, Thành phố Hồ Chí Minh cho biết, stent là sản phẩm y tế công nghệ cao, hiện trên thế giới mới chỉ có khoảng 40 công ty sản xuất được. Đây là thiết bị gần giống như một chiếc lò xo được luồn vào các mạch máu bị tắc, giúp máu có thể lưu thông trở lại.
Vì stent khi đặt vào mạch máu sẽ nằm ở đó suốt đời nên điều kiện sản xuất vô cùng nghiêm ngặt, đòi hỏi sử dụng công nghệ cao. Vật liệu tạo nên stent phải tương thích với cơ thể người, chưa kể các điều kiện vô trùng, sinh học, hóa học…rất khắt khe. Do đó, sản xuất được stent không đơn giản.
Năm 2013, cùng với sự hỗ trợ từ các chuyên gia can thiệp tim mạch của thế giới và Việt Nam như, Giáo sư Thạch Nguyễn (Hoa Kỳ), Giáo sư Nguyễn Thành Nhân, Chủ tịch Hội Tim mạch can thiệp Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare bắt tay vào thực hiện đề tài "Nghiên cứu phát triển và làm chủ quy trình công nghệ sản xuất bóng nong mạch và stent phủ thuốc tại Việt Nam". Rất may, đề tài này nhận được sự quan tâm của Bộ Kế hoạch và Đầu tư và nhận được sự hỗ trợ 2 triệu USD để thực hiện.
Cùng với đó, UBND Thành phố Hồ Chí Minh cũng hỗ trợ doanh nghiệp lãi suất vay vốn ưu đãi thông qua chương trình kích cầu và cho xây dựng nhà máy sản xuất hiện đại theo tiêu chuẩn quốc tế tại Khu công nghệ cao, Quận 9.
Mang hy vọng cho người nghèo
Năm 2016, sau khi Bộ Y tế phê duyệt, Bệnh viện Chợ Rẫy là đơn vị đầu tiên thực hiện thử nghiệm lâm sàng đặt stent phủ thuốc cho bệnh nhân tắc động mạch vành do Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare sản xuất. Đã có 44 bệnh nhân tình nguyện thực hiện chương trình thử nghiệm lâm sàng và sau hơn 1 năm phẫu thuật, kết quả tốt khi 100% bệnh nhân không bị tái hẹp cũng như không có sự cố nào xảy ra.
Trước mắt, kết quả thử nghiệm lâm sàng của stent phủ thuốc rất khả quan, hiệu quả không thua kém các sản phẩm nhập khẩu từ Hoa Kỳ, châu Âu. Các thao tác kỹ thuật để đặt stent cũng dễ dàng, tương đối an toàn với bệnh nhân, Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thượng Nghĩa nhận định.
Cùng với Bệnh viện Chợ Rẫy, hơn 100 bệnh nhân khác cũng được đặt stent thử nghiệm lâm sàng tại các trung tâm tim mạch của Bệnh viện E (Hà Nội), Bệnh viện Nhân dân Gia Định (Thành phố Hồ Chí Minh) và Bệnh viện Trung ương Huế…Kết quả thành công ở các bệnh nhân đã tạo sự tin tưởng của Bộ Y tế và các bác sỹ đầu ngành về tim mạch trong nước.
Theo tính toán của Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare, nếu stent được sản xuất ở trong nước, giá thành sẽ giảm từ 30-40% so với nhập khẩu. Tiến sỹ, bác sỹ Nguyễn Thượng Nghĩa đánh giá, đây là thành công đáng tự hào bởi nếu chúng ta sản xuất được stent sẽ có nhiều bệnh nhân được tiếp cận kỹ thuật cao này, đồng thời phần chi trả của quỹ bảo hiểm y tế cũng thấp hơn.
Hiện nay, trung bình mỗi ca đặt stent chi phí từ 70-100 triệu đồng, riêng stent nhập khẩu có giá 45 triệu đồng. Dù đã được quỹ bảo hiểm y tế thanh toán một phần nhưng chi phí cho một ca đặt stent vẫn còn khá lớn đối với đại đa số những bệnh nhân nghèo.
Mỗi năm, tại Bệnh viện Chợ Rẫy có khoảng 20.000 bệnh nhân có nhu cầu đặt stent thông tắc mạch vành. Nếu tính trên cả nước, con số này chắc chắn sẽ cao hơn nhiều lần.
Xuất khẩu stent ra thế giới
Sau thành công ở bước thử nghiệm lâm sàng, nhằm tăng độ tin cậy cũng như tính an toàn cho sản phẩm, Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare quyết định nghiên cứu, thử nghiệm hậu lâm sàng quy mô lớn hơn tại nhiều bệnh viện như Bệnh viện Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh, Bệnh viện Thống Nhất, Bệnh viện Đa khoa Khánh Hòa, Bệnh viện Đa khoa Kiên Giang, Bệnh viện Đa khoa Bà Rịa - Vũng Tàu với 150 bệnh nhân.
Bà Võ Xuân Bội Lâm, Giám đốc Công ty cổ phần nhà máy trang thiết bị y tế USM Healthcare cho hay, đến nay, sản phẩm stent phủ thuốc gần như đã hoàn thiện nhưng vẫn đang phải chờ Bộ Y tế cấp phép lưu hành tại Việt Nam.
Chỉ cần xin được giấy phép này doanh nghiệp sẽ sản xuất đại trà và phân phối rộng rãi ra thị trường. Hiện nhà máy của công ty có thể sản xuất 30.000 stent mỗi năm và trong tương lai công suất sẽ tăng gấp đôi nếu như nhu cầu tăng cao.
Dự kiến sau khi đáp ứng nhu cầu trong nước, bà Võ Xuân Bội Lâm cho biết, mục tiêu tiếp theo là sẽ đưa stent “made in” Việt Nam xuất khẩu sang các nước trong khu vực.
“Stent của mình mang lại hiệu quả tốt, an toàn, giá cả lại phải chăng thì mình hoàn toàn có thể cạnh tranh, xuất khẩu sang các nước khác”, bà Võ Xuân Bội Lâm tự tin nói.
Ngoài ra, trong tương lai, đơn vị này sẽ mở rộng sản xuất thêm các sản phẩm y tế công nghệ cao khác như stent mạch chi, stent động mạch thận, stent mạch máu não… Với những dự định này, bà Võ Xuân Bội Lâm hy vọng sẽ trở thành doanh nghiệp tiên phong giúp Việt Nam trở thành một trong những nước trên thế giới chủ động được nguồn cung, làm chủ kỹ thuật công nghệ cao ở lĩnh vực thiết bị y tế./.
Đinh Hằng