Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Một kỳ thi nhẹ nhàng, không quá áp lực

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Một kỳ thi nhẹ nhàng, không quá áp lực

Chiều 8/7, các thí sinh trên cả nước đã hoàn thành bài thi cuối cùng của kỳ thi tốt nghiệp Trung học phổ thông năm 2021. Năm nay, các thí sinh đã phải trải qua một năm học khá “lận đận”, do ảnh hưởng của dịch COVID-19, học sinh phải học online nhiều, trong khi các em còn chưa kịp quen với phương pháp học, còn nhiều bỡ ngỡ, chất lượng học không bằng học tập trung và có thể bài thi sẽ không được như kỳ vọng. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh và học sinh cũng không quá áp lực, bởi họ có nhiều lựa chọn.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Một kỳ thi nhẹ nhàng, không quá áp lực ảnh 1Thí sinh rời điểm thi trường THCS Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng) trong mưa. Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Với việc nhiều trường đại học, cao đẳng thực hiện cơ chế xét tuyển hồ sơ, nhiều học sinh đã đỗ đại học, cao đẳng, nên không bị gánh nặng tâm lý khi tham gia kỳ thi tốt nghiệp năm nay.

Theo ghi nhận của phóng viên tại một số điểm thi ở Hà Nội, nhìn chung, các thí sinh rời phòng thi với tâm trạng thoải mái, vui vẻ, bởi đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp, kết thúc 12 năm học phổ thông.

Thí sinh Lương Quang Anh, Trường Trung học Phổ thông Lê Văn Thiêm (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, em đã làm các bài thi của mình khá tốt và em cảm thấy nhẹ nhõm khi đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp năm nay.

“Em đi thi với tâm lý khá thoải mái, vì kết quả xét tuyển đại học của em đã xong hết rồi, kỳ thi tốt nghiệp chỉ là để kết thúc hành trình 12 năm học phổ thông của em mà thôi. Trước đó, em đã nộp đơn xét tuyển vào 4 trường đại học và đỗ cả 4 trường rồi, giờ em đang lựa chọn để quyết định xem mình sẽ theo học trường nào phù hợp nhất với mình”, Lương Quang Anh vui vẻ cho biết.

Thí sinh Nguyễn Việt Anh, Trường Trung học Phổ thông Thạch Bàn (quận Long Biên, Hà Nội) cho biết, em cũng không hề bị áp lực với kỳ thi năm nay, bởi em đã nộp hồ sơ và đã có trường nhận vào học thông qua xét tuyển, tuy nhiên đó chưa phải là trường em thích nhất, nên em vẫn cố gắng làm bài thi tốt nhất có thể, nếu được điểm cao, em có thể sẽ có cơ hội đỗ vào trường đại học mà em thích.

Nhiều phụ huynh khi được hỏi đều cho biết, con em họ đều đã nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường đại học, cao đẳng và đã được nhận học, nên kỳ thi tốt nghiệp lần này chỉ như một thủ tục để hoàn thành 12 năm học phổ thông của con, em mình, chứ không cảm thấy bị áp lực về mặt tâm lý.

Ông Lê Hồng Thái, phụ huynh thí sinh Lê Chí Dũng, Trường Trung học Phổ thông Nguyễn Gia Thiều (Long Biên, Hà Nội) chia sẻ, gia đình ông hoàn toàn không cảm thấy căng thẳng với kỳ thi tốt nghiệp lần này, bởi ông tin tưởng, với sức học của con trai mình hoàn toàn thể đạt điểm tốt với các môn thi và đỗ tốt nghiệp.

“Cháu nhà tôi đã nhận được thông báo đỗ vào Khoa Công nghệ thông tin, Trường Đại học Bách khoa rồi, gia đình hoàn toàn yên tâm. Kỳ thi tốt nghiệp này chỉ là thủ tục cuối cùng để cháu kết thúc 12 năm học phổ thông, chuẩn bị bước vào một chặng đường mới với tương lai mới”, ông Lê Hồng Thái vui vẻ nói.

Một số học sinh dù chưa nộp đơn xét tuyển đại học, nhưng cũng không quá áp lực với kỳ thi. Thoải mái và vui vẻ khi rời phòng thi môn cuối cùng, thí sinh Trương Hữu Thái, Trường Trung học Phổ thông Lý Thường Kiệt (quận Long Biên, Hà Nội) chia sẻ: Em rất vui vì mình đã hoàn thành kỳ thi tốt nghiệp năm nay và khá hài lòng với những bài thi mà em đã làm. Trương Hữu Thái cho biết, em không cảm thấy bị áp lực với kỳ thi tốt nghiệp năm nay.

“Em đăng ký nguyện vọng vào trường đại học sư phạm, nhưng nếu không đỗ, em sẽ đi học nghề và đi làm. Em nghĩ rằng, em có nhiều lựa chọn cho tương lai của mình sau này và đại học không phải là con đường duy nhất cho tương lai của mình, nên em cũng không bị áp lực gì”, Trương Hữu Thái cho biết.

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021: Một kỳ thi nhẹ nhàng, không quá áp lực ảnh 2Người thân đón thí sinh sau khi hoàn thành buổi thi thứ ba tại điểm thi THCS Lê Ngọc Hân (quận Hai Bà Trưng). Ảnh: Thanh Tùng - TTXVN

Thí sinh Đinh Khánh Huyền, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên quận Long Biên (Hà Nội) cho biết, kỳ thi này với em rất quan trọng, bởi nó đánh dấu bước ngoặt mới của cuộc đời mình, là bước đi tiếp để mình tiến tới xa hơn, hoặc đi làm nghề hoặc đi học đại học. Tuy nhiên, em cũng không bị áp lực gì nhiều với kỳ thi này. “Nếu kết quả thi không tốt, không đủ điểm để vào được trường mà mình mong muốn, em sẽ đi làm”, Đinh Khánh Huyền nói.

Thí sinh Nguyễn Viết Thái Bình, học sinh Trường Trung học Phổ thông Thạch Bàn (Long Biên, Hà Nội) cũng cho biết, em không hề cảm thấy áp lực hay căng thẳng với kỳ thi năm nay và khá hài lòng với các bài thi của mình trong kỳ thi. Em hy vọng mình sẽ đạt điểm tốt trong kỳ thi này để có thể đỗ vào trường đại học em yêu thích.

Anh Nguyễn Viết Tôn, phụ huynh của thí sinh Nguyễn Viết Thái Bình chia sẻ, gia đình anh chỉ động viên con thi hết sức mình, chứ hoàn toàn không gây áp lực gì khiến con phải căng thẳng trước kỳ thi. “Chúng tôi cho rằng, nếu con có thể thi đỗ vào trường đại học mà con mong muốn là rất tốt, nhưng nếu không đỗ, con vẫn có nhiều cơ hội lựa chọn khác cho tương lai của mình, nên chúng tôi không quá lo lắng để rồi gây áp lực cho con mình”, anh Nguyễn Viết Tôn nói.

Qua chia sẻ của các phụ huynh, học sinh, có thể thấy rằng, những năm gần đây, quan điểm về việc học, thi của nhiều gia đình đã cởi mở hơn, gánh nặng tâm lý phải đỗ đại học đã không còn quá nặng nề với các gia đình, với các thí sinh. Bên cạnh đó, việc nhiều trường đại học, cao đẳng thực hiện cơ chế xét tuyển thông qua hồ sơ học bạ và có kết quả xét tuyển sớm, khiến cho tâm lý chung của phụ huynh cũng như học sinh không còn quá nặng nề, việc đối diện với kỳ thi tốt nghiệp của các gia đình cũng trở nên nhẹ nhàng, dễ dàng hơn rất nhiều so vài năm trở về trước.

P.Lan

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Quảng Nam tái định cư, chống sạt lở cho đồng bào ở vùng “trước núi sau sông”

Do địa hình có độ dốc cao, sông suối chia cắt mạnh cùng với phong tục tập quán, nhiều khu dân cư của đồng bào các dân tộc thiểu số tỉnh Quảng Nam nằm rải rác ở lưng chừng núi. Nhiều nơi nằm trong vùng “trước núi sau sông” hoặc “trước sông sau núi” nên thường xuyên đối mặt với nguy cơ sạt lở núi và lũ quét. Nhiều năm qua, cùng với đầu tư cơ sở hạ tầng để phát triển kinh tế - xã hội, tỉnh Quảng Nam đã nỗ lực ứng phó hiệu quả với thiên tai, ổn định cuộc sống lâu dài cho đồng bào.

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Thêm thu nhập, tăng động lực cho người dân tích cực bảo vệ rừng ở Điện Biên

Nhờ chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng được triển khai hiệu quả, tỷ lệ che phủ rừng tại Điện Biên đã liên tục tăng trong những năm qua. Chính sách này không những nâng cao được trách nhiệm của người dân đối với quản lý, bảo vệ rừng mà còn còn góp phần tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân, cải thiện cuộc sống của đồng bào dân tộc thiểu số.

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Bạc Liêu tập trung xóa nhà tạm, nhà dột nát cho 3 nhóm đối tượng

Chung tay cùng cả nước, tỉnh Bạc Liêu đã huy động tối đa nguồn lực từ sự hỗ trợ của các ban, bộ, ngành Trung ương, doanh nghiệp, nhà hảo tâm, triển khai thực hiện chương trình “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát”, góp phần mang lại “mái ấm” kiên cố cho người dân trong tỉnh vươn lên thoát nghèo, ổn định cuộc sống.

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Kiểm tra hiện trường, xử lý hố sụt lớn trên quốc lộ 3B

Ngày 1/4, Giám đốc Ban Quản lý, Bảo trì công trình đường bộ Bắc Kạn (Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn) Phùng Đức Hạnh cho biết, để đảm bảo an toàn cho người và các phượng tiện tham gia giao thông, đặc biệt là dân sinh sống gần khu vực sụt lún, Sở Xây dựng tỉnh Bắc Kạn đã đề nghị UBND huyện Na Rì chỉ đạo, tuyên truyền cho người dân không đi lại, chăn thả gia súc vào gần khu vực sụt lún, đảm bảo an toàn về tính mạng và tài sản; theo dõi và tuyên truyền cho người dân sống gần khu vực sụt lún; nếu hố lún tiếp tục phát triển và mở rộng thêm, mất an toàn cho người dân sống trong khu vực, phải có phương án di dời người dân.

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Tri ân các Anh hùng, Liệt sĩ Thông tấn xã Giải phóng

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), ngày 1/4, Đoàn nguyên cán bộ là phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Giải phóng (nay là Thông tấn xã Việt Nam) tổ chức chương trình về nguồn và Lễ dâng hương tri ân các Anh hùng, Liệt sỹ tại Khu di tích Thông tấn xã Giải phóng: Vườn Quốc gia Lò Gò - Xa Mát (xã Tân Bình, huyện Tân Biên, tỉnh Tây Ninh).

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lời cảnh tỉnh từ cạm bẫy “việc nhẹ, lương cao”

Lực lượng chức năng tỉnh Kon Tum đã hỗ trợ đưa 3 công dân trú tại xã Đăk Na (huyện Tu Mơ Rông) về nhà an toàn vào ngày 24/3, sau khi bị lừa sang Campuchia với chiêu trò “việc nhẹ, lương cao”. Đây chính là lời cảnh tỉnh cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số khi nhẹ dạ, cả tin theo những lời mời gọi hấp dẫn của các đối tượng lừa đảo.

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Cháy xe chở dầu trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai khiến 2 người thương vong

Ông Lê Đức Bình, Đội trưởng Đội vận hành số 2, Trung tâm Điều hành đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai cho biết, vào 7 giờ ngày 1/4, tại Km 124+500 trên cao tốc Nội Bài - Lào Cai, thuộc địa phận xã Y Can, huyện Trấn Yên (Yên Bái) xảy ra vụ cháy xe chở dầu khiến một người tử vong, một người bị thương và xe ô tô bị cháy rụi.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 2)

Chính thức thoát khỏi danh sách huyện nghèo toàn quốc giai đoạn 2021 - 2025 vào đầu năm 2025, hai huyện miền núi Khánh Sơn, Khánh Vĩnh đã có định hướng quan trọng để phát triển thành các tiểu đô thị sinh thái núi rừng, phát triển nông nghiệp cây trồng có giá trị cao gắn với bản sắc văn hóa truyền thống.

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Miền núi Khánh Hòa - nghèo đã là chuyện cũ (Bài 1)

Tháng 2/2025, Thủ tướng Chính phủ ký quyết định công bố 2 huyện Khánh Sơn, Khánh Vĩnh thoát nghèo. Đây là kết quả, thành tích lớn của toàn hệ thống chính trị tỉnh Khánh Hòa sau chặng đường dài nỗ lực. 

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

​Thời tiết ngày 1/4/2025: Bắc Bộ ấm lên

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, không khí lạnh suy yếu dần khiến Bắc Bộ đang tăng nhiệt. Dự báo ngày và đêm 1/4, khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, có nơi rét đậm dưới 13 độ C, kèm với có mưa vài nơi.

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Nguy cơ cháy rừng ở Bắc Kạn ở mức cao

Theo dự báo cấp cháy rừng của Chi cục Kiểm lâm vùng 1, trong tuần từ 25 - 31/3, nguy cơ cháy rừng tại tỉnh Bắc Kạn được đánh giá ở cấp III - mức cao. Như vậy, hàng nghìn ha rừng ở Bắc Kạn đối diện nguy cơ bị cháy.

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Thời tiết ngày 31/3/2025: Thủ đô Hà Nội có mưa, trời rét

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 31/3, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời tiếp tục rét, có nơi rét đậm, rét hại với nền nhiệt dưới 10 độ C. Nam Trung Bộ, Tây Nguyên và Nam Bộ có mưa dông, đề phòng trong mưa dông có khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh.

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Ô tô khách lao xuống vực từ đèo Bảo Lộc, Lâm Đồng

Khoảng 17 giờ 10 phút ngày 30/3, trên đèo Bảo Lộc (địa phận thị trấn Đạ M’ri, huyện Đạ Huoai, tỉnh Lâm Đồng) xe khách 52 chỗ đang lưu thông đã lao xuống vực. Lực lượng chức năng đang tổ chức cứu hộ tại hiện trường, hiện chưa có con số thương vong chính thức.

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Vietjet và Vikki hỗ trợ 500 căn nhà cho hộ nghèo Tây Nguyên

Hãng hàng không Vietjet và Ngân hàng số Vikki (Vikki Digital Bank) vừa trao phần quà hỗ trợ 500 căn nhà, trị giá 30 tỷ đồng cho các hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn Tây Nguyên tại Lễ ra quân đồng loạt xây dựng, xoá nhà tạm, nhà dột nát cho hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các tỉnh Tây Nguyên và trao tặng nhà mẫu, bàn giao kinh phí hỗ trợ tại tỉnh Kon Tum do Bộ Công an tổ chức.

"Hố tử thần" tại Bắc Kạn sụt lún sâu và rộng

"Hố tử thần" tại Bắc Kạn sụt lún sâu và rộng

Sáng 30/3, ông Lương Thanh Lộc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Na Rì (tỉnh Bắc Kạn) cho biết, sáng 29/3, trên tuyến đường Quốc lộ 3B, đoạn đi qua địa bàn thôn Hiệp Lực, xã Kim Lư (huyện Na Rì) xuất hiện hố sụt lún lớn, nằm giữa dải phân cách, có chiều dài 7m, chiều sâu khoảng 5m, dưới đáy hố sụt có nước.

Thời tiết ngày 11/3: Bắc Bộ nồm ẩm, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết ngày 30/3/2025: Bắc Bộ, Bắc Trung Bộ trời rét, Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, ngày và đêm 30/3, Bắc Bộ và Trung Bộ có mưa, dông, đề phòng trong mưa dông khả năng xảy ra lốc, sét, mưa đá và gió giật mạnh tại phía Tây Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ. Riêng Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, vùng núi cao có nơi dưới 10 độ C.

Lực lượng chức năng nỗ lực khống chế tàu cá bị cháy. Ảnh: TTXVN phát

Cháy tàu cá đang neo đậu trên sông Nhật Lệ

Lúc 11 giờ 15 phút ngày 29/3, một tàu cá của ngư dân xã Quang Phú (thành phố Đồng Hới, Quảng Bình) trong lúc đang neo đậu trên sông Nhật Lệ thì bất ngờ bốc cháy dữ dội.

https://www.baokiengiang.vn/

Phật giáo Nam tông Khmer giữ gìn nét văn hoá trong từng phum, sóc

Kiên Giang có hơn 237.000 người dân tộc Khmer sinh sống, chiếm khoảng 13% dân số toàn tỉnh. Những năm qua, tỉnh đặc biệt quan tâm đến công tác đầu tư, tôn tạo các ngôi chùa; thực hiện tốt các chính sách, tạo điều kiện thuận lợi để các sư, sãi, chư tăng và đồng bào theo đạo tu học, sinh hoạt; duy trì, phát huy các lễ hội truyền thống dân tộc Khmer nhằm phục vụ đời sống tinh thần nhân dân, tăng cường khối đại đoàn kết toàn dân tộc.

Nói “không” với tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Nói “không” với tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số

Tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống là những hủ tục hiện vẫn còn tồn tại, đặc biệt là ở vùng dân tộc thiểu số ở Nghệ An. Điều này ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nhân lực, suy thoái nòi giống và là lực cản đối với sự tiến bộ xã hội và sự phát triển kinh tế - xã hội bền vững của vùng dân tộc thiểu số. Để ngăn ngừa, giảm thiểu tình trạng tảo hôn trong đồng bào dân tộc thiểu số tại các xã vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp.