Ngày 20/2, Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết, thời gian gần đây, Khoa Virus - Ký sinh trùng của Bệnh viện đã tiếp nhận và điều trị nhiều bệnh nhân mắc áp xe gan do nhiễm ký sinh trùng.
Chiều 22/7, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới trung ương cho biết vừa tiếp nhận và điều trị cho nam bệnh nhân (21 tuổi, ở Yên Bái) mắc giun rồng và nhiều loại ký sinh trùng do ăn gỏi cá.
Một nghiên cứu mới, do Viện Burnet của Australia dẫn đầu, đã sử dụng phương pháp giải trình tự bộ gene và kỹ thuật di truyền để phân tích cách thức một phân tử hoặc một hợp chất thuốc đặc biệt ngăn chặn ký sinh trùng Plasmodium Falciparum (P. Falciparum) gây bệnh sốt rét xâm nhập các tế bào hồng cầu.
Theo phóng viên TTXVN tại Sydney, các nhà nghiên cứu Australia mới đây đã phát hiện một loại ký sinh trùng xuất hiện phổ biến trên nhiều loài cá nước ngọt ở bang New South Wales của nước này. Đây là kết quả cuộc nghiên cứu kéo dài 2 năm do Đại học Charles Sturt (CSU), Bộ Công nghiệp Cơ bản bang New South Wales và Trung tâm Thủy sản Narrandera (NFC) phối hợp thực hiện.
Theo một nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí Nature Communications, một nhóm các nhà khoa học quốc tế đã phát hiện bằng chứng về mối quan hệ giữa ký sinh trùng và vật chủ khi nghiên cứu cụm hóa thạch 512 triệu năm tuổi của loài động vật tay cuộn (brachiopod) được tìm thấy tại tỉnh Vân Nam (Yunnan), Trung Quốc.
Các nhà khoa học Mỹ và Anh đã có bước đột phá trong nghiên cứu về cách thức ký sinh trùng gây bệnh sốt rét có thể sinh sôi ở tỷ lệ rất cao, và đây được xem là manh mối quan trọng giúp ngăn chặn ký sinh trùng phát triển, theo đó mở ra cơ hội phát triển phương pháp chữa bệnh sốt rét hiệu quả hơn.
Bệnh ký sinh trùng đường máu hay còn gọi là bệnh tiên mao trùng ở bò, thường xảy ra vào mùa lạnh. Bệnh gây thiệt hại lớn cho người nuôi nếu không xử lý kịp thời.