Lễ mở cửa rừng của người Khùa

Lễ mở cửa rừng của người Khùa

Người Khùa (dân tộc Bru-Vân Kiều) ở Quảng Bình từ xa xưa đã được coi là đứa con của núi rừng bởi tập tục sống du canh du cư trên các triền núi cao. Đời sống, tập quán và tín ngưỡng của họ cũng vì thế mà tách biệt và khác nhiều so với các tộc người bên ngoài. Đồng bào Khùa ngàn xưa với cuộc sống du canh du cư, phá nương làm rẫy hoàn toàn phó thác vào thiên nhiên nên để mong mùa màng tươi tốt, gió mưa thuận hòa họ phải ngày đêm cầu trời khấn phật. Bởi vậy, người Khùa có một niềm tin rất lớn và vững chắc đối với thần linh.
Người Bru-Vân Kiều

Người Bru-Vân Kiều

Người Bru-Vân Kiều sống ở vùng Trường Sơn - Tây Nguyên thuộc miền tây các tỉnh Quảng Trị, Thừa Thiên- Huế, Quảng Bình. Mỗi làng là một điểm cư trú quần tụ. Mỗi gia đình có nhà riêng, ở nhà sàn, bếp lửa bố trí ngay trên sàn nhà, kiêng nằm ngang sàn.
Lễ buộc chỉ tay của tộc người Khùa

Lễ buộc chỉ tay của tộc người Khùa

Năm nào cũng vậy, chỉ sau Tết Nguyên đán ít ngày, đồng bào Khùa ở hai xã Dân Hoá và Trọng Hoá, huyện Minh Hoá (tỉnh Quảng BÌnh), một trong 4 tộc người thuộc dân tộc Bru-Vân Kiều, tưng bừng tổ chức lễ Rít-choọ-ati (buộc chỉ tay)- một mỹ tục truyền thống gắn kết giữa mỗi cá nhân với dòng tộc, cộng đồng tộc người và với thế giới tâm linh. Nếu như người miền xuôi, hàng năm có lễ Tết, thì đồng bào Khùa có lễ Rít -choọ- ati, đây là lễ lớn nhất được tổ chức trong năm.