Phát triển chuối tiêu hồng hiện đang được huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên) xem là một định hướng ưu tiên trong chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại địa phương này với quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa ở nhiều xã như Tứ Dân, Đại Tập, Đông Kết, Đông Ninh...
Ngày 1/3, tại đền Đa Hòa, xã Bình Minh (Khoái Châu) diễn ra lễ công bố Quyết định chứng nhận Lễ hội đền Đa Hòa được đưa vào Danh mục di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; đồng thời khai mạc Lễ hội truyền thống Chử Đồng Tử - Tiên Dung.
"Cần có giải pháp để thúc đẩy du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, xác định vị trí của Hưng Yên trên bản đồ du lịch Việt Nam và khu vực đồng bằng sông Hồng". Đây là vấn đề được Hội đồng nhân dân tỉnh Hưng Yên đưa ra tại hội nghị bàn giải pháp phát triển du lịch, diễn ra ngày 25/8.
Ngày 16/7, tại Hưng Yên đã diễn ra mưa dông lớn trên diện rộng. Các ngành chức năng và các địa phương trong tỉnh đang tập trung triển khai các biện pháp chủ động ứng phó với lớn kéo dài, sẵn sàng phương án đảm bảo an toàn cho sản xuất nông nghiệp.
Tỉnh Hưng Yên hiện có khoảng 1.200 ha cam được sản xuất theo hướng VietGap (chiếm hơn 70% tổng diện tích). Do kỹ thuật thâm canh cao, sản phẩm đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, cam Hưng Yên đang chiếm lĩnh thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao, với mức thu lãi mỗi năm từ 400 đến 500 triệu đồng/ha.
Khoái Châu - miền đất tự bao giờ đã rất nổi tiếng với những đặc sản quê hương như gà Đông Tảo, nhãn Miền, bưởi Hoàng, đậu phụ An Vĩ, chả gà Tiểu Quan,... Gần đây một thương hiệu được rất nhiều người quan tâm và biết đến đó chính là sản phẩm tinh bột nghệ ở xã Chí Tân huyện Khoái Châu (Hưng Yên).
Mô hình trồng chanh tứ quý (4 mùa) của anh Nguyễn Hữu Hà, xã Tân Dân, huyện Khoái Châu (Hưng Yên) là một trong những mô hình canh tác mới tại tỉnh Hưng Yên.