Một nhóm nhà khoa học Trung Quốc đã phát triển một loại khẩu trang điện tử sinh học, có thể phát hiện phơi nhiễm virus gây các bệnh phổ biến về đường hô hấp chỉ trong vòng 10 phút nói chuyện với người nhiễm bệnh.
Khẩu trang có thể giúp giảm nguy cơ mắc bệnh COVID-19 thể nặng và áp lực đối với hệ thống y tế. Lợi ích tiềm tàng này được nhóm nhà nghiên cứu thuộc Đại học McMaster (Canada) phát hiện ra khi nghiên cứu tác dụng của việc đeo khẩu trang đối với dân số.
Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 hoành hành, nhu cầu sử dụng khẩu trang của người dân là rất lớn. Để tránh lãng phí đối với khẩu trang y tế dùng một lần, nhiều người có thói quen xịt dung dịch khử khuẩn lên khẩu trang để rồi tái sử dụng.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy một người có khả năng mắc bệnh COVID-19 khi nói chuyện với người mang biến thể Omicron trong khoảng cách 50cm ngay cả khi cả hai đều đeo khẩu trang.
Hiệu quả của khẩu trang đã trở thành đề tài được thảo luận sôi nổi kể từ khi dịch COVID-19 lần đầu bùng phát. Một nghiên cứu mới đây do các nhà khoa học tại Đại học Central Florida (Mỹ) tiến hành đã cung cấp thêm bằng chứng chứng minh độ hiệu quả của khẩu trang trong việc phòng chống dịch bệnh.
Thời kỳ đại dịch COVID-19, việc đeo khẩu trang và tiến hành các xét nghiệm là hai giải pháp chính để ứng phó với dịch bệnh. Trong một phát triển mang tính đột phá, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Harvard và Massachusetts của Mỹ cho ra đời một loại khẩu trang làm từ sợi sinh học tổng hợp có khả năng phát hiện chính xác virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.
Những mô phỏng từ siêu máy tính Nhật Bản cho thấy không cần thiết đeo hai khẩu trang cùng một lúc, mà chỉ cần dùng một chiếc khẩu trang vừa vặn với khuôn mặt, để phòng ngừa lây nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đó là kết quả nghiên cứu mới do công ty Riken và Đại học Kobe phối hợp thực hiện, công bố ngày 4/3 trong bối cảnh giới chức y tế Mỹ khuyến nghị rằng việc phòng bị với 2 khẩu trang cùng lúc sẽ hiệu quả hơn so với chỉ dùng một khẩu trang.
Ngày 21/12, Đại học Khoa học và Công nghệ Hong Kong (HKUST, Trung Quốc) cho biết đã phát triển được tấm màng nano polymer siêu mỏng và tạo ra mẫu khẩu trang đầu tiên có hiệu quả lọc 99% siêu vi, vi khuẩn và các bụi mịn.
Theo thông tin từ Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, tính từ 18 giờ ngày 1/11 đến 6 giờ ngày 2/11, Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc mới COVID-19. Tổng số ca mắc COVID-19 ở nước ta đến nay tổng cộng là 1.180 trường hợp.
Thông qua việc đánh giá tính hiệu quả của các loại khẩu trang khác nhau trong việc ngăn chặn dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19, các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Duke của Mỹ phát hiện khẩu trang trùm cổ có tác dụng ít nhất, trong khi khẩu trang N95, khẩu trang y tế hay khẩu trang vải lại là sự lựa chọn tốt nhất trong việc bảo vệ sức khỏe.
Sau 5 ngày áp dụng quy định xử phạt đối với các trường hợp không đeo khẩu trang nơi công cộng, đến ngày 10/8, tại Thành phố Hồ Chí Minh, 841 người đã bị xử phạt vi phạm hành chính do không chấp hành quy định này. Thông tin trên được đưa ra tại cuộc họp giao ban của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 Thành phố Hồ Chí Minh và 24 quận, huyện, chiều 10/8.
Ngày 7/5, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản gửi các sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, trung cấp sư phạm về việc thực hiện các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19 trong trường học.
Sáng 6/5, tại cuộc họp Ban Chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch COVID-19, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, đến giờ phút này, Việt Nam đã kiểm soát tốt dịch bệnh và cơ bản đẩy lui dịch bệnh, quay lại cuộc sống sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt trong trạng thái bình thường mới. Tuy nhiên, bây giờ nước ngoài dịch bệnh vẫn còn rất phức tạp, căng thẳng, mỗi ngày có mấy chục ngàn người nhiễm, mấy ngàn người tử vong, cho nên chúng ta hình dung “Việt Nam chúng ta đang ở một cánh đồng trũng, bên ngoài nước sông cao, gió lớn, nên chúng ta phải tiếp tục bao đê chặt, tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ nhập cảnh, đảm bảo an toàn”. Vì vậy, phải tiếp tục chính sách quản lý chặt chẽ người nhập cảnh để bảo đảm an toàn, mới có thể nới được ở bên trong để thực hiện mục tiêu kép là vừa phòng, chống dịch bệnh vừa bảo đảm phát triển kinh tế - xã hội.
Theo công văn này, Bộ Y tế đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội khẩn trương xây dựng hướng dẫn chi tiết cho các tỉnh, thành phố về công tác phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục, dựa trên các văn bản hướng dẫn đã được ban hành trước đây.
"Thành phố Hồ Chí Mính sẽ cung ứng đủ khẩu trang và các nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là tại các khu cách ly tập trung, cách ly tại nhà. Ngoài ra, thành phố dứt khoát không để cán bộ, nhân viên y tế thiếu trang thiết bị làm việc, dụng cụ bảo hộ và nhiễm bệnh trong quá trình điều trị cho các bệnh nhân”.
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng có tập trung đông người bắt đầu từ ngày 16/3, tại Thành phố Hồ Chí Minh, ngay trong ngày đầu tiên hầu hết người dân đều đeo khẩu trang khi đi đến các siêu thị, sân bay, nhà ga, bến xe, trên các phương tiện giao thông công cộng...
Ngày 12/3, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu (Công an tỉnh Tây Ninh) cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Chi cục Hải quan cửa khẩu Mộc Bài phát hiện một vụ vận chuyển hơn 193.500 khẩu trang y tế không có nguồn gốc, xuất xứ, chuẩn bị đưa sang Campuchia tiêu thụ.
Chiều 3/2/2020, Thứ trưởng Bộ Y tế Trương Quốc Cường cùng các đơn vị liên quan của Bộ Y tế và đại diện các bộ, ngành... đã làm việc với một số đơn vị trên địa bàn Hà Nội về công tác sản xuất, cung ứng trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới virus Corona (nCoV).
Hiện nay, bệnh dịch viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus corona gây ra đang diễn biến phức tạp, có khả năng kéo dài. Do vậy, nhu cầu đối với các mặt hàng như khẩu trang y tế, hóa chất diệt khuẩn và một số chủng loại trang thiết bị, vật tư y tế khác có thể sẽ tăng rất cao.
Trước nguy cơ dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp do chủng mới của virus Corona (nCoV) gây ra, những ngày qua người dân trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đổ xô tìm mua khẩu trang y tế và các loại cồn, nước rửa tay để phòng bệnh. Điều này khiến cho các mặt hàng này trở nên khan hàng và có dấu hiệu đội giá trên thị trường.
Bộ Y tế vừa có công văn gửi Sở Y tế t ỉnh Bắc Ninh yêu cầu làm rõ nội dung thông tin về sản phẩm khẩu trang y tế với bao bì, nhãn mác của Nhật Bản nhưng sản phẩm khẩu trang bên trong lại được sản xuất tại tỉnh Bắc Ninh, không đảm bảo chất lượng.
Khủng hoảng ô nhiễm không khí tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc khiến người dân phải tìm mọi cách bảo vệ bản thân khỏi khói bụi, trong đó các mặt hàng khẩu trang, mặt nạ chống độc muôn hình dạng trở thành xu hướng "thời trang" mới.