“Khau cút” trong đời sống đồng bào Thái đen vùng Tây bắc

“Khau cút” trong đời sống đồng bào Thái đen vùng Tây bắc

"Khau cút” là biểu tượng trang trí ở hai đầu hồi trên nóc nhà sàn của người Thái đen. Đây là điểm đặc trưng nhất để phân biệt nhà sàn của người Thái đen với nhà sàn của người Thái trắng và các dân tộc khác trên vùng cao Tây Bắc.
“Khau cút”- biểu tượng văn hóa độc đáo trên ngôi nhà sàn của người Thái đen

“Khau cút”- biểu tượng văn hóa độc đáo trên ngôi nhà sàn của người Thái đen

Trong tổng số 19 cộng đồng dân tộc sinh sống trên địa bàn tỉnh Điện Biên, có nhiều cộng đồng dân tộc sử dụng mẫu nhà sàn để làm nhà ở. Tuy nhiên, đặc điểm và là biểu tượng văn hóa đặc trưng nhất, dễ nhận thấy nhất để phân biệt, nhận diện nhà sàn truyền thống của cộng đồng dân tộc Thái đen (Tày Đăm) với nhà sàn của cộng đồng dân tộc khác là ở hình ảnh khau cút, biểu tượng trang trí trên mái nhà sàn. Trải qua hàng trăm năm suốt quá trình di dân, chọn đất, lập dân, định danh bản làng của người Thái đen ở mảnh đất Mường Then (Mường Thanh- Điện Biên ngày nay), biểu tượng khau cút đã chứa đựng những nét văn hóa độc đáo, đặc sắc về tâm hồn, tính cách, tập quán sản xuất, sinh hoạt và khái quát cả cội nguồn văn hóa của người Thái.
Các kiểu Khau cút trên nóc nhà người Thái

Các kiểu Khau cút trên nóc nhà người Thái

Xưa nay người Thái có truyền thống trang trí trên 2 đầu nóc nhà sàn mái hơi cong của mình bằng khau bẻ hay khau cút. Đó là những họa tiết nghệ thuật đẹp đẽ và độc đáo của dân tộc đang được lưu giữ, nảo tồn và giới thiệu. Khau cút có có rất nhiều loại, từ đơn giản tới cầu kỳ, mỗi loại có họa tiết hoa văn khác nhau.