Các nhà khoa học Israel cùng các đồng nghiệp từ Mỹ vừa phát triển liệu pháp điều trị kháng thể mới, có khả năng kích thích hệ miễn dịch của cơ thể, tấn công mạnh mẽ các tế bào ung thư, từ đó ngăn chặn sự phát triển và lan rộng của chúng.
Ngày 18/1, Viện Khoa học Weizmann của Israel cho biết các nhà khoa học nước này đã phát triển một loại kháng thể mới tạo phản ứng miễn dịch mạnh mẽ ngừa ung thư.
Tuy virus SARS-CoV-2 là nguyên nhân gây ra các làn sóng dịch COVID-19 trên thế giới, nhưng đây không phải là chủng virus corona duy nhất có thể lây nhiễm giữa người với người.
Theo kết quả một nghiên cứu do hai bệnh viện ở miền Tây Nam Nhật Bản thực hiện và công bố mới đây, những người sốt sau khi tiêm mũi 2 vaccine ngừa COVID-19 sẽ có lượng kháng thể nhiều hơn những người không có phản ứng này.
Ngày 17/2, Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cho biết các nhà nghiên cứu đã phát hiện các "kháng thể giả" ở những bệnh nhân mắc COVID-19 thể nặng, có thể giúp giải thích các cơ chế liên quan đến tình trạng đông máu nghiêm trọng.
Mặc dù nhiều người sợ cá mập, nhưng những kẻ săn mồi hàng đầu của đại dương này lại có thể có cách giúp bảo vệ con người trước virus SARS-CoV-2 gây dịch COVID-19.
Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, kết quả nghiên cứu mới nhất của các nhà khoa học Nhật Bản cho thấy biến thể Mu của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có khả năng kháng kháng thể do vaccine tạo ra cao hơn nhiều so với virus gốc.
Các nhà khoa học tại Đại học Duke và Đại học North Carolina ở Chapel Hill, Mỹ, đã phát hiện kháng thể mới giúp giảm nguy cơ bệnh nặng khi nhiễm các chủng virus corona, trong đó có cả chủng gây bệnh COVID-19 và bệnh SARS. Kết quả nghiên cứu này đã được đăng tải trên tạp chí khoa học Science Translational Medicine số ra ngày 2/11.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ, vi sinh quốc gia Nga Gamaleya (nơi bào chế vaccine Sputnik V), ông Alexander Gintsburg ngày 24/10 cho rằng việc tiêm quá sớm mũi vaccine tăng cường trong thời gian dưới 6 tháng kể từ mũi đầu tiên sẽ không gây hại cho cơ thể, nhưng có thể không đặc biệt hữu ích.
Báo Le News đưa tin các nhà khoa học thuộc bệnh viện Đại học Lausanne (CHUV) và Đại học EPFL của Thuỵ Sĩ đã phát hiện ra một kháng thể đơn dòng cực mạnh, có thể vô hiệu hóa tất cả biến thể của virus SARS-CoV-2.
Các nhà nghiên cứu thuộc Đại học Standford (Mỹ) vừa cảnh báo COVID-19 nặng có thể "đánh lừa" hệ miễn dịch, sản sinh tự kháng thể. Đây là một loại kháng thể có hại không thể phân biệt được kháng nguyên tự và không tự, do đó, nhắm mục tiêu nhầm và tấn công các mô hoặc cơ quan của 1 người, gây ra nhiều bệnh tự miễn, phá hủy nhiều cơ quan khác nhau.
Trường Đại học Tel Aviv của Israel ngày 13/7 đã công bố một nghiên cứu cho thấy mức độ kháng thể đối với bệnh COVID-19 của nam giới khác biệt so với nữ giới. Ngoài ra, mức độ kháng thể cũng sẽ thay đổi tùy theo nhóm tuổi, mức độ bệnh nặng nhẹ và thời gian sau tiêm chủng.
Các kháng thể xuất hiện trong cơ thể người nhiễm các biến thể cũ của virus SARS-CoV-2 sẽ yếu đi theo thời gian khi phải đối phó với các biến thể mới. Đây là kết quả nghiên cứu mới được Đại học thành phố Yokohama, Nhật Bản, công bố.
Thông tin tại cuộc họp với các lãnh đạo lãnh đạo các vụ, cục của Bộ Y tế để rà soát công tác phòng, chống dịch COVID-19 trong thời gian qua, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long vừa cho biết: Bộ Y tế cũng đã có những thay đổi trong chiến lược xét nghiệm, sử dụng nhiều loại sinh phẩm và nhiều cách thức tiếp cận, như sử dụng phương thức xét nghiệm kháng nguyên nhanh trong sàng lọc, sử dụng gộp mẫu ở mức độ nhiều mẫu, sử dụng phương thức xét nghiệm kháng thể… để phục vụ công tác phòng, chống dịch.
Ngày 12/4, công ty công nghệ sinh học Regeneron của Mỹ cho biết sẽ nộp đơn xin cấp phép sử dụng kháng thể tổng hợp do hãng này bào chế như một biện pháp phòng ngừa trong điều trị COVID-19, sau khi kết quả thử nghiệm cho thấy loại kháng thể này có thể giúp giảm nguy cơ lây nhiễm có triệu chứng trong các gia đình có người mắc bệnh.
Các nhà nghiên cứu tại Trường Dược khoa thuộc Đại học Washington ở St. Louis và Trường Dược khoa Icahn đã xác định được 2 kháng thể bảo vệ chuột trước virus cúm B.
Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, một nhóm các nhà khoa học nước này đã tìm ra 5 kháng thể có thể ngăn chặn sự lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 gây dịch bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Thử nghiệm trên người đối với kháng thể đầu tiên AOD01 có thể sẽ được tiến hành trong vài tháng tới.
Ngày 4/5, công ty công nghệ sinh học Takis của Italy thông báo đã thử nghiệm thành công trên chuột kháng thể chống virus SARS-CoV-2 từ vaccine do hãng này nghiên cứu. Kết quả này mở ra hy vọng sớm điều chế thành công vaccine phòng bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19.