Chiếc khăn Piêu là loại thổ cẩm nổi tiếng của người Thái, một đặc trưng văn hóa chứa đựng những giá trị tinh thần, vật chất được đúc kết, trao truyền qua nhiều thế hệ. Khăn Piêu được phụ nữ Thái dệt từ bông vải, nhuộm chàm kỹ, thêu thùa 2 đầu.
Người Thái đen cư trú chủ yếu ở tỉnh Sơn La, dãy Hoàng Liên Sơn và các huyện Điện Biên, Tuần Giáo tỉnh Lai Châu. Ngoài ra, họ còn sinh sống ở các tỉnh miền Trung như Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh... Bộ trang phục phụ nữ Thái đen mang sắc thái riêng.
Trong 3 ngày (15 - 17/3/2019), Ủy ban Nhân dân thành phố Sơn La (Sơn La) đã tổ chức Lễ hội mùa hoa Ban năm 2019 với nhiều hoạt động văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc thông qua các hội thi như: Trại du lịch - văn hóa, thêu khăn Piêu, ẩm thực dân tộc, tó má lẹ, kéo co, ném còn... Báo ảnh Dân tộc và Miền núi trân trọng giới thiệu tới độc giả một số hình ảnh về lễ hội này.
Tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam (Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội), các cô gái Thái ở tỉnh Sơn La đã giới thiệu chiếc khăn Piêu và nghệ thuật thêu khăn Piêu thể hiện nét văn hóa độc đáo và sự khéo léo, sáng tạo làm nên vẻ đẹp duyên dáng, riêng có trong trang phục của dân tộc mình.
Trong đời sống tình cảm của người Thái, khăn Piêu là “vật tín" cho tình yêu đôi lứa, trai gái yêu nhau thường nhờ chiếc khăn Piêu để nói hộ lòng mình. Còn trong đám cưới, khăn Piêu là tặng vật quý của con dâu dành tặng bố mẹ chồng và anh em nhà chồng.
Piêu trong tiếng Thái ở huyện Điện Biên có nghĩa là khăn đội đầu. Piêu được người Thái ở đây sử dụng suốt bốn mùa. Piêu không chỉ để giữ ấm đầu trong mùa đông mà còn để che mưa, che nắng trong những ngày hè. Người phụ nữ Thái ở huyện Điện Biên thường sử dụng piêu có trang trí hoa văn ở hai đầu khăn.
Trang phục là nét đặc trưng, tín hiệu để nhận diện các dân tộc. Với phụ nữ dân tộc Thái đen, khăn Piêu là một trong những nét đặc sắc, tạo ra sự khác biệt với tất cả các dân tộc khác trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam.