Tình trạng bụi do khai thác đá xuất hiện từ Km48 đến Km51, đoạn qua địa bàn xã Cam Phước Đông, Cam Thịnh Đông thuộc thành phố Cam Ranh. Ảnh: Đặng Tuấn -TTXVN

Khai thác đá gây bụi chắn tầm nhìn trên đoạn cao tốc Nha Trang - Cam Lâm

Ngày 25/4, ông Nguyễn Đức Hưng, Giám đốc Công ty TNHH Quản lý khai thác đường cao tốc Nha Trang - Cam Lâm cho biết, từ đầu tháng 4 đến nay, việc khai thác đá tại các mỏ đá nằm sát đường bộ cao tốc đoạn Nha Trang - Cam Lâm, tỉnh Khánh Hòa đã làm bụi đá phát tán, hạn chế tầm nhìn của lái xe khi lưu thông, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông.

Nổ mìn mỏ đá đe dọa­­­ tính mạng, tài sản của nhiều hộ dân ở Lâm Đồng

Nổ mìn mỏ đá đe dọa­­­ tính mạng, tài sản của nhiều hộ dân ở Lâm Đồng

Ngày 3/4, tại Thôn 10, xã Lộc Thành, huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) đã xảy ra vụ việc một tảng đá nặng hàng chục tấn từ trên đỉnh đồi của mỏ đá Thái Sơn lăn xuống, xuyên qua và làm đổ sập một căn nhà trông vườn, sập cầu qua suối, cày nát vườn tược của người dân. Trước đó đã ít nhất 5 lần, việc nổ mìn mỏ đá khiến đá lăn xuống cày xới vườn tược, làm gãy cây trồng, hư hỏng tài sản và đe dọa tính mạng của nhiều người dân trong khu vực.

Người dân kiến nghị sớm khắc phục tình trạng sạt lở do khai thác đá ở huyện Mang Yang

Người dân kiến nghị sớm khắc phục tình trạng sạt lở do khai thác đá ở huyện Mang Yang

Hàng chục hộ dân ở hai xã H’ra và Đăk Ta Ley, huyện Mang Yang, tỉnh Gia Lai đang phải chịu ảnh hưởng nặng nề do sạt lở, làm mất diện tích cây trồng và ảnh hưởng đến môi trường sống .Theo người dân, nguyên nhân chính là do hoạt động khai thác đá của Công ty Cổ phần Đá Mang Yang Trang Đức tại khu vực này.
Phản hồi thông tin của TTXVN: Mỏ đá Kim Sơn khai thác ngoài phạm vi khi chưa được phép

Phản hồi thông tin của TTXVN: Mỏ đá Kim Sơn khai thác ngoài phạm vi khi chưa được phép

Sau khi TTXVN phản ánh về việc mỏ đá Kim Sơn (do Công ty Cổ phần I.D.P, tỉnh Phú Yên quản lý) có dấu hiệu hoạt động trở lại trong thời gian phải tạm dừng để điều chỉnh tọa độ vị trí và quy hoạch mỏ, Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân (HĐND) tỉnh Phú Yên đã tiến hành khảo sát thực tế. Kết quả cho thấy, việc khai thác đá tại mỏ này diễn trong một thời gian dài cho đến khi có sự vào cuộc của các cơ quan thông tấn, báo chí và chính quyền các cấp của tỉnh.
Các điểm khai thác đá trái phép tại thôn Tân Tụ, xã Tân An, huyện Đăk Pơ (Gia Lai). Ảnh: Nguyễn Hoài Nam - TTXVN

Cần ngăn chặn tình trạng khai thác đá trái phép ở Đắk Pơ

Thời gian qua, tình trạng ngang nhiên khai thác khoáng sản trái phép quy mô lớn diễn ra tràn lan đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường, gây thất thoát nguồn tài nguyên, thuế của nhà nước và tạo dư luận xấu trong nhân dân ở Gia Lai.
Cần sớm quy hoạch lại các mỏ đá trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Cần sớm quy hoạch lại các mỏ đá trên địa bàn tỉnh Cao Bằng

Tỉnh Cao Bằng có gần 20 mỏ đá được cấp phép hoạt động, khai thác đá làm vật liệu xây dựng. Tuy nhiên, từ khi tỉnh Cao Bằng được UNESCO công nhận là công viên địa chất toàn cầu (tháng 4/2018), nhiều mỏ đá đứng trước nguy cơ đóng cửa và di dời để bảo vệ cảnh quan, môi trường. Để được cấp phép và hoạt động, các doanh nghiệp đã phải bỏ vốn đầu tư rất lớn, việc đóng cửa mỏ khiến các doanh nghiệp lo lắng, trong khi tỉnh vẫn chưa tìm được phương án tối ưu để cấp mỏ mới và giảm thiểu thiệt hại cho doanh nghiệp khi phải di dời.