Tham dự có: Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân; Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) Saber Chowdhury; Tổng Thư ký Liên minh Nghị viện Thế giới Martin Chungong; Chủ tịch Quốc hội Myanamar Mahn Win Khaing Than; Chủ tịch Hạ viện Philippines Alvarez Pantelon; Chủ tịch Quốc hội Timor-Leste Aderito Hugo Da Costa; Tổng Thư ký Hội đồng Liên minh Nghị viện Hiệp hội các nước Đông Nam Á (AIPA) Isra Sunthornvut; Các Phó Chủ tịch Quốc hội Lào, Phó Chủ tịch Hội đồng Lập pháp Thái Lan, Phó Chủ tịch Quốc hội Fiji, các đại biểu Quốc hội các nước.
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Tòng Thị Phóng, Trưởng Ban Tổ chức hội nghị; Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân; Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ; Tổng Thư ký Quốc hội Việt Nam Nguyễn Hạnh Phúc; cùng lãnh đạo các Ủy ban của Quốc hội, một số Bộ, ngành Việt Nam, đại biểu đại diện các vùng bị ảnh hưởng của biến đổi khí hậu; đại diện một số tổ chức quốc tế, Đại sứ quán một số nước tại Việt Nam đã tham dự.
Phát biểu khai mạc, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các vị khách quý đến từ nghị viện các nước thuộc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng các tổ chức quốc tế và khu vực đã có mặt tham dự Hội nghị được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn, một thành phố năng động, phát triển và hiếu khách, đồng thời cũng là địa phương chịu tác động nhiều của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trong Khu vực châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt là những quốc gia ven biển, quốc đảo nhỏ là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào cuối thế kỷ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước, sẽ có khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương sẽ bị ngập trên 20% diện tích của thành phố.
Nêu bật vai trò của sự tăng cường sự đoàn kết và cùng phối hợp hành động một cách có trách nhiệm để giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất - hành tinh xanh cho thế hệ tương lai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Quốc hội Việt Nam đã nhất trí cao với IPU về nội dung nghị sự của Hội nghị chuyên đề lần này, đó là: Thảo luận về các mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào Mục tiêu về bình đẳng giới và sức khỏe trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu; Thảo luận về các thách thức, cơ hội và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; Các cam kết quốc tế và vai trò của các cơ quan lập pháp và việc huy động nguồn lực để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng.
Kết quả của Hội nghị sẽ được chuyển tới Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) để chia sẻ với các thành viên IPU, trong đó có đề xuất các giải pháp và hành động của Quốc hội, của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cùng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong chương trình Hội nghị, các đại biểu sẽ đi thăm thực địa huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh để trải nghiệm thực tế về tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đồng thời tham khảo về mô hình chuyển đổi kinh tế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
Nhân dịp này, Quốc hội Việt Nam sẽ phối hợp với IPU tổ chức Lễ Công bố Bộ công cụ tiêu chí cho các nghị viện tự đánh giá việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững. Đây là một văn bản hết sức quan trọng, cung cấp thông tin về các Mục tiêu phát triển bền vững, khuôn khổ hành động, sự tham gia của các Nghị viện để thúc đẩy thực hiện các SDG.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng rằng, với trách nhiệm, tâm huyết của Quốc hội Việt Nam, sự tham gia tích cực và đóng góp ý kiến quý báu của các diễn giả, các nghị sỹ và các chuyên gia hàng đầu về biến đổi khí hậu, phát triển bền vững trong nước và quốc tế, Hội nghị chuyên đề về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững” sẽ thành công tốt đẹp.
Chủ tịch Liên minh Nghị viện Thế giới IPU Saber Chowdhury phát biểu đánh giá, hội nghị đầu tiên khu vực châu Á-Thái Bình Dương tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh có sự tham dự của rất nhiều quan chức cấp cao trong khu vực; đồng thời nhấn mạnh 2015 là năm Việt Nam tổ chức IPU-132 với việc đưa ra Tuyên bố Hà Nội, tiếp tục định hình và đẩy mạnh sự tham gia của các nghị viện thế giới vào thực hiện các mục tiêu phát triển của thế giới.
Nhấn mạnh vai trò thực thi Tuyên bố, trong đó có khả năng liên kết giữa hành pháp và lập pháp thúc đẩy những mục tiêu này, Chủ tịch Saber Chowdhury cho rằng, các nghị viện đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ thúc đẩy ở cấp độ khu vực mà còn là toàn cầu và ở cấp địa phương, quốc gia.
Biến đổi khí hậu là vấn đề chung của toàn cầu tác động đến toàn bộ khía cạnh phát triển của thế giới, xuyên suốt 17 mục tiêu phát triển bền vững và nếu không thực thi tốt mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu thì tất cả những mục tiêu còn lại sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó cho thấy sự kết nối rất chặt chẽ giữa thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai.
"Những mục tiêu này tác động trên khắp thế giới về tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, vào việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Tất cả những yếu tố này đều quan trọng. Tuy nhiên, thiên tai vẫn tiếp tục diễn ra và tác động đến Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và chúng ta biết 80% các thiên tai này do biến đổi khí hậu gây ra. Trong 45 năm qua, 88% người dân bị ảnh hưởng thiên tai trên thế giới là ở Khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với khoảng 2 triệu người đã bị thiệt mạng ...", Chủ tịch IPU cho biết.
Theo Chủ tịch IPU, ứng phó với biến đổi khí hậu có trọng tâm là khắc phục thiên tai. Do đó cần đưa ra những chiến lược năng động hơn cho phụ nữ, cho trẻ em, cho cả loài người trong ngăn chặn, khắc phục những thiên tai đó. "Khi chúng ta đảm bảo đảm rằng phụ nữ, trẻ em và những người còn lại có thể tồn tại, chúng ta mới có thể triển khai ở cấp độ rộng rãi hơn", Chủ tịch Saber Chowdhury nhấn mạnh.
Về cách làm, thực hiện các Mục tiêu SDG đã được xác định đến năm 2030, Chủ tịch IPU nhấn mạnh: "Các Mục tiêu SDG không mang tính pháp lý ràng buộc. Khi bàn về biến đổi khí hậu, không có sự ràng buộc trong thực hiện nhưng với sự cam kết của các nghị viện, các quốc gia, chúng ta hy vọng sẽ tạo tác động tích cực cho cuộc sống của người dân. Cho nên, hội nghị này, các đại biểu không chỉ trao đổi các ý tưởng triển khai mà còn mở rộng hơn, đào sâu hơn khả năng hiểu rõ lộ trình để đạt được các Mục tiêu SDG và cách làm nào là tốt nhất và quan trọng nhất".
Theo Chủ tịch IPU, có 5 nội dung gồm: trọng tâm là con người; hòa bình; sự thịnh vượng; kết nối giữa các chính phủ, các nghị viện, bên trong các nghị viện; phát triển về kinh tế, năng suất, dựa vào nguồn lực xã hội. Năm trụ cột này sẽ hình thành nên nền tảng thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Chủ tịch Saber Chowdhury khẳng định, các nghị viện thành viên cam kết về mặt lãnh đạo cũng như sự tham gia cấp độ nghị viện và quốc gia để thực hiện các mục tiêu SDG để đem lại sự thịnh vượng và kết quả cho cộng đồng quốc tế . "Chúng tôi muốn chứng minh rằng, Khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ năng động về kinh tế mà còn năng động trong thực thi các mục tiêu SDG. Chúng tôi hy vọng kết quả hội nghị sẽ đưa ra những tín hiệu rất mạnh mẽ về cam kết của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thực hiện SDGs".
Tại Phiên khai mạc, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu nhấn mạnh, Hội nghị IPU chuyên đề “Ứng phó biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” với sự tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo Quốc hội, các nhà lập pháp là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với tất cả các quốc gia, dân tộc.
Đây là cơ hội để Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng hợp tác với các nước cũng đang phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, tìm những giải pháp hiệu quả nhất để ứng phó và thích nghi với biến đối khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng được nhu cầu xã hội, đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường, nguồn tài nguyên và sự phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau.
Chia sẻ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, Bí Thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, qua đánh giá các yếu tố gây ra biến đổi khí hậu, các nhà khoa học nhận định các yếu tố có tác động mạnh nhất đến Thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ, lượng mưa và triều cường. Trong những năm qua, tình trạng nước biển dâng ngập lụt ở đô thị, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào thượng nguồn đã và đang gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nguồn cung cấp nước sạch, cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân thành phố.
Trước thực trạng này, Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được và đã có những chủ trương, chính sách tương ứng để ứng phó với biến đổi khí hậu ở nhiều mức độ và được lồng ghép vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: quy hoạch, năng lượng, giao thông, xây dựng, quản lý chất thải, quản lý nước, nông nghiệp...
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ mong muốn, bên cạnh việc tăng cường giao lưu, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, các thành phố, Hội nghị lần này còn là kênh kết nối thông tin hiệu quả nhằm hướng đến sự chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, chung sức cùng nhau để ứng phó với biến đối khí hậu, đồng thời tin tưởng rằng với sự quyết tâm cao, trách nhiệm và hành động của các nhà lập pháp, nhiều ý tưởng, đề xuất từ Hội nghị sẽ thành hiện thực, góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của lập pháp, của nghị viện trong việc giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu.
Tiếp theo Phiên khai mạc đã diễn ra Phiên toàn thể thứ nhất. Với sự điều hành của Tổng Thư ký IPU Martin Chungong; Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, Tiến sỹ Kamal Malhotra; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương; ông Phuntsho Rapten, thành viên Hội đồng Quốc gia Bhutan; Chủ tịch Quốc hội Myanmar Mahn Win Khaing Than, các đại biểu tập trung thảo luận nội dung "Các Mục tiêu Phát triển bền vững và vai trò của các Nghị viện để đạt được các Mục tiêu này"./.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn – TTXVN |
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN |
Phát biểu khai mạc, thay mặt Quốc hội Việt Nam, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt chào mừng các vị đại biểu, các vị khách quý đến từ nghị viện các nước thuộc Khu vực châu Á - Thái Bình Dương, cùng các tổ chức quốc tế và khu vực đã có mặt tham dự Hội nghị được tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh – trung tâm kinh tế lớn, một thành phố năng động, phát triển và hiếu khách, đồng thời cũng là địa phương chịu tác động nhiều của biến đổi khí hậu tại Việt Nam.
Đồng chí Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh phát biểu. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN |
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Việt Nam cũng như hầu hết các quốc gia trong Khu vực châu Á -Thái Bình Dương, đặc biệt là những quốc gia ven biển, quốc đảo nhỏ là những nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng của biến đổi khí hậu. Theo các kịch bản biến đổi khí hậu của Việt Nam, vào cuối thế kỷ 21, sẽ có khoảng 40% diện tích vùng đồng bằng sông Cửu Long, 11% diện tích vùng đồng bằng sông Hồng và 3% diện tích của các địa phương khác thuộc khu vực ven biển sẽ bị ngập nước, sẽ có khoảng 10-12% dân số Việt Nam bị ảnh hưởng trực tiếp, với tổn thất khoảng 10% GDP. Đặc biệt, Thành phố Hồ Chí Minh là địa phương sẽ bị ngập trên 20% diện tích của thành phố.
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: Doãn Tấn - TTXVN |
Nêu bật vai trò của sự tăng cường sự đoàn kết và cùng phối hợp hành động một cách có trách nhiệm để giữ gìn ngôi nhà chung Trái Đất - hành tinh xanh cho thế hệ tương lai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết, nhận thức được tầm quan trọng của biến đổi khí hậu đối với việc thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững (SDGs), Quốc hội Việt Nam đã nhất trí cao với IPU về nội dung nghị sự của Hội nghị chuyên đề lần này, đó là: Thảo luận về các mục tiêu phát triển bền vững, tập trung vào Mục tiêu về bình đẳng giới và sức khỏe trong bối cảnh ứng phó với biến đổi khí hậu; Thảo luận về các thách thức, cơ hội và hành động ứng phó với biến đổi khí hậu; Các cam kết quốc tế và vai trò của các cơ quan lập pháp và việc huy động nguồn lực để thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững nói chung và ứng phó với biến đổi khí hậu nói riêng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN |
Kết quả của Hội nghị sẽ được chuyển tới Đại hội đồng Liên minh Nghị viện Thế giới (IPU) để chia sẻ với các thành viên IPU, trong đó có đề xuất các giải pháp và hành động của Quốc hội, của Chính phủ các nước, các tổ chức quốc tế cùng ứng phó với biến đổi khí hậu.
Trong chương trình Hội nghị, các đại biểu sẽ đi thăm thực địa huyện Cần Giờ, Thành phố Hồ Chí Minh để trải nghiệm thực tế về tác động của biến đổi khí hậu ở Việt Nam, đồng thời tham khảo về mô hình chuyển đổi kinh tế nhằm thích ứng với biến đổi khí hậu.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu dự hội nghị. Ảnh: Trọng Đức – TTXVN |
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân tin tưởng rằng, với trách nhiệm, tâm huyết của Quốc hội Việt Nam, sự tham gia tích cực và đóng góp ý kiến quý báu của các diễn giả, các nghị sỹ và các chuyên gia hàng đầu về biến đổi khí hậu, phát triển bền vững trong nước và quốc tế, Hội nghị chuyên đề về “Ứng phó với biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững” sẽ thành công tốt đẹp.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân gặp gỡ các đại biểu. Ảnh: Hoàng Hải-TTXVN |
Nhấn mạnh vai trò thực thi Tuyên bố, trong đó có khả năng liên kết giữa hành pháp và lập pháp thúc đẩy những mục tiêu này, Chủ tịch Saber Chowdhury cho rằng, các nghị viện đóng vai trò quan trọng, đặc biệt trong thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, không chỉ thúc đẩy ở cấp độ khu vực mà còn là toàn cầu và ở cấp địa phương, quốc gia.
Biến đổi khí hậu là vấn đề chung của toàn cầu tác động đến toàn bộ khía cạnh phát triển của thế giới, xuyên suốt 17 mục tiêu phát triển bền vững và nếu không thực thi tốt mục tiêu về ứng phó với biến đổi khí hậu thì tất cả những mục tiêu còn lại sẽ bị ảnh hưởng. Điều đó cho thấy sự kết nối rất chặt chẽ giữa thích ứng với biến đổi khí hậu và giảm thiểu thiên tai.
"Những mục tiêu này tác động trên khắp thế giới về tăng trưởng kinh tế, giảm nghèo, vào việc thúc đẩy thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ. Tất cả những yếu tố này đều quan trọng. Tuy nhiên, thiên tai vẫn tiếp tục diễn ra và tác động đến Khu vực châu Á-Thái Bình Dương và chúng ta biết 80% các thiên tai này do biến đổi khí hậu gây ra. Trong 45 năm qua, 88% người dân bị ảnh hưởng thiên tai trên thế giới là ở Khu vực châu Á-Thái Bình Dương, với khoảng 2 triệu người đã bị thiệt mạng ...", Chủ tịch IPU cho biết.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân với các đại biểu. Ảnh: Trọng Đức - TTXVN |
Về cách làm, thực hiện các Mục tiêu SDG đã được xác định đến năm 2030, Chủ tịch IPU nhấn mạnh: "Các Mục tiêu SDG không mang tính pháp lý ràng buộc. Khi bàn về biến đổi khí hậu, không có sự ràng buộc trong thực hiện nhưng với sự cam kết của các nghị viện, các quốc gia, chúng ta hy vọng sẽ tạo tác động tích cực cho cuộc sống của người dân. Cho nên, hội nghị này, các đại biểu không chỉ trao đổi các ý tưởng triển khai mà còn mở rộng hơn, đào sâu hơn khả năng hiểu rõ lộ trình để đạt được các Mục tiêu SDG và cách làm nào là tốt nhất và quan trọng nhất".
Theo Chủ tịch IPU, có 5 nội dung gồm: trọng tâm là con người; hòa bình; sự thịnh vượng; kết nối giữa các chính phủ, các nghị viện, bên trong các nghị viện; phát triển về kinh tế, năng suất, dựa vào nguồn lực xã hội. Năm trụ cột này sẽ hình thành nên nền tảng thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững.
Chủ tịch Saber Chowdhury khẳng định, các nghị viện thành viên cam kết về mặt lãnh đạo cũng như sự tham gia cấp độ nghị viện và quốc gia để thực hiện các mục tiêu SDG để đem lại sự thịnh vượng và kết quả cho cộng đồng quốc tế . "Chúng tôi muốn chứng minh rằng, Khu vực châu Á-Thái Bình Dương không chỉ năng động về kinh tế mà còn năng động trong thực thi các mục tiêu SDG. Chúng tôi hy vọng kết quả hội nghị sẽ đưa ra những tín hiệu rất mạnh mẽ về cam kết của khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong thực hiện SDGs".
Tại Phiên khai mạc, Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Nguyễn Thiện Nhân phát biểu nhấn mạnh, Hội nghị IPU chuyên đề “Ứng phó biến đổi khí hậu - hành động của các nhà lập pháp nhằm thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững” với sự tham dự của đông đảo các nhà lãnh đạo Quốc hội, các nhà lập pháp là một minh chứng cho thấy tầm quan trọng của việc bảo vệ môi trường đối với tất cả các quốc gia, dân tộc.
Đây là cơ hội để Thành phố Hồ Chí Minh mở rộng hợp tác với các nước cũng đang phải đối mặt với vấn đề biến đổi khí hậu; trao đổi và chia sẻ kinh nghiệm, tìm những giải pháp hiệu quả nhất để ứng phó và thích nghi với biến đối khí hậu nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế, đáp ứng được nhu cầu xã hội, đồng thời vẫn bảo vệ được môi trường, nguồn tài nguyên và sự phát triển bền vững cho các thế hệ mai sau.
Chia sẻ công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, Bí Thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân cho biết, qua đánh giá các yếu tố gây ra biến đổi khí hậu, các nhà khoa học nhận định các yếu tố có tác động mạnh nhất đến Thành phố Hồ Chí Minh là nhiệt độ, lượng mưa và triều cường. Trong những năm qua, tình trạng nước biển dâng ngập lụt ở đô thị, xâm nhập mặn ngày càng sâu vào thượng nguồn đã và đang gây ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, nguồn cung cấp nước sạch, cơ sở hạ tầng và đời sống nhân dân thành phố.
Trước thực trạng này, Thành phố Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được và đã có những chủ trương, chính sách tương ứng để ứng phó với biến đổi khí hậu ở nhiều mức độ và được lồng ghép vào nhiều lĩnh vực khác nhau như: quy hoạch, năng lượng, giao thông, xây dựng, quản lý chất thải, quản lý nước, nông nghiệp...
Bí thư Thành ủy Nguyễn Thiện Nhân bày tỏ mong muốn, bên cạnh việc tăng cường giao lưu, nâng cao hiểu biết lẫn nhau giữa các quốc gia, các thành phố, Hội nghị lần này còn là kênh kết nối thông tin hiệu quả nhằm hướng đến sự chia sẻ, hỗ trợ lẫn nhau, chung sức cùng nhau để ứng phó với biến đối khí hậu, đồng thời tin tưởng rằng với sự quyết tâm cao, trách nhiệm và hành động của các nhà lập pháp, nhiều ý tưởng, đề xuất từ Hội nghị sẽ thành hiện thực, góp phần nâng cao hơn nữa vai trò của lập pháp, của nghị viện trong việc giải quyết những thách thức mang tính toàn cầu.
Tiếp theo Phiên khai mạc đã diễn ra Phiên toàn thể thứ nhất. Với sự điều hành của Tổng Thư ký IPU Martin Chungong; Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc, Trưởng đại diện UNDP tại Việt Nam, Tiến sỹ Kamal Malhotra; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Thế Phương; ông Phuntsho Rapten, thành viên Hội đồng Quốc gia Bhutan; Chủ tịch Quốc hội Myanmar Mahn Win Khaing Than, các đại biểu tập trung thảo luận nội dung "Các Mục tiêu Phát triển bền vững và vai trò của các Nghị viện để đạt được các Mục tiêu này"./.