Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều đã chỉ đạo các đơn vị, ngành chức năng về việc khẩn trương thực hiện các giải pháp phòng, chống, khắc phục sạt lở bờ kênh 30/4 (phía Tây hạ lưu cống Nhà Mát, thuộc khóm Chòm Xoài, phường Nhà Mát, thành phố Bạc Liêu).
Ngày 22/2, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã có Công điện số 18/CĐ-TTg chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng tại km 235+100 QL6 trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Bão số 3 (Yagi) hồi tháng 9 vừa qua đã gây thiệt hại nặng nề chưa từng có trong lịch sử ở Yên Bái. Ngay trong thời khắc khó khăn nhất, luôn có sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị và tinh thần đoàn kết, chung sức, đồng lòng của toàn Đảng, toàn dân, toàn quân. Sau bão, Đảng bộ và chính quyền các cấp tỉnh Yên Bái triển khai “thần tốc” các phương án, giải pháp để nhanh chóng ổn định đời sống nhân dân, sớm phục hồi sản xuất nhằm khôi phục các hoạt động kinh tế - xã hội.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Quyết định số 1104/QĐ-TTg ngày 6/10/2024 hỗ trợ khẩn cấp khắc phục thiệt hại do cơn bão số 3 cho 4 tỉnh: Sơn La, Tuyên Quang, Lạng Sơn, Phú Thọ.
Ông Trần Minh Hữu, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn huyện Bắc Quang (Hà Giang) thông tin: Mưa to kèm theo giông, sét, lũ lớn từ ngày 27 đến trưa 29/9 đã gây thiệt hại nặng nề về người, tài sản của nhân dân nơi đây.
Tối 28/9, tại thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai đã tổ chức Chương trình "Lời tri ân" - thể hiện sự cảm ơn sâu sắc đối với những tình cảm, sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành Trung ương, địa phương, lực lượng vũ trang và người dân cả nước dành cho tỉnh trong công tác tìm kiếm, cứu nạn, khắc phục hậu quả hoàn lưu bão số 3.
Sáng 15/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ với các địa phương bị ảnh hưởng do cơn bão số 3 về giải pháp khẩn trương khắc phục hậu quả, hỗ trợ người dân, doanh nghiệp ổn định đời sống, khôi phục hoạt động sản xuất, kinh doanh, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Chủ tịch UBND tỉnh Cao Bằng Hoàng Xuân Ánh đã có công điện khẩn yêu cầu UBND các huyện, thành phố, thủ trưởng các sở, ban, ngành về việc triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả do thiên tai gây ra.
Trong ngày 13-14/4, ở các huyện miền núi Kỳ Sơn và Anh Sơn liên tiếp xuất hiện dông lốc, gây hậu quả lớn. Ngay sau khi thiên tai xảy ra, chính quyền địa phương cùng người dân đã nỗ lực khắc phục hậu quả theo phương châm 4 tại chỗ, đảm bảo người dân không bị đói, khát, thiếu nơi ở an toàn, sớm ổn định cuộc sống.
Đến sáng 28/7, chính quyền huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước, đang tiếp tục chỉ đạo các lực lượng liên quan hỗ trợ người dân khắc phục hậu quả do mưa lớn gây ngập nhiều nơi trên địa bàn.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 875/CĐ-TTg yêu cầu các bộ, ngành, địa phương tập trung khắc phục hậu quả bão số 4 và chủ động ứng phó thiên tai trong thời gian tới.
Thông tin Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn kiêm Ban Chỉ huy phòng thủ dân sự tỉnh Quảng Bình cho biết, do ảnh hưởng của bão số 4, sáng 28/9, trên địa bàn tỉnh có gió mạnh cấp 5, giật cấp 7. Theo thống kê sơ bộ từ cơ quan chức năng, sau khi bão số 4 đổ bộ vào đất liền, đến 7 giờ sáng nay trên địa bàn tỉnh chưa ghi nhận thông tin thiệt hại.
Liên tiếp trong các ngày từ 10-13/8, do ảnh hưởng của hoàn lưu bão số 2, trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang đã xuất hiện mưa to, kèm dông, với lượng mưa nhiều nơi trên 100 mm/24 giờ gây thiệt hại về người, nhà ở, tài sản và hoa màu của người dân ở các huyện Sơn Dương, Yên Sơn và thành phố Tuyên Quang.
Ngày 12/8, ngay sau khi trời giảm mưa, nước lũ rút, các lực lượng tại chỗ của tỉnh Đắk Lắk đã triển khai công tác giúp đỡ nhân dân khắc phục hậu quả của đợt mưa lũ nhằm sớm ổn định đời sống.
Ngày 3/4, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai đã đi kiểm tra thực tế tình hình ngập úng và thiệt hại sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện Quảng Điền và Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên – Huế.
Ngày 4/12, Đoàn công tác của Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai do Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Hoàng Hiệp làm trưởng đoàn cùng lãnh đạo UBND tỉnh Phú Yên đã đi kiểm tra công tác khắc phục hậu quả do mưa, lũ; thăm hỏi các gia đình có nạn nhân tử vong tại tỉnh Phú Yên...
Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Gia Lai, tính từ ngày 9-12/9, thiệt hại do cơn bão số 5 (tên quốc tế là Conson) và áp thấp nhiệt đới hình thành từ cơn bão này đã làm 1 người trên địa bàn tử vong, nhiều nhà dân bị tốc mái và hàng trăm ha hoa màu gãy đổ, thiệt hại.
Sáng 17/4, ông Phí Công Hoan, Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Bàn, tỉnh Lào Cai, thông tin nhanh cho biết, khoảng 3h sáng cùng ngày tại thôn Nậm Điệp, xã Minh Lương đã xảy một trận lũ ống bất ngờ.
Trong 2 ngày 16 - 17/1, Tổ chức phi chính phủ Vinacapital Foundation (VCF) của Hoa Kỳ tại Việt Nam phối hợp với Bệnh viện Hoàn Mỹ (Đà Nẵng) tổ chức Chương trình chung tay khắc phục hậu quả bão lũ tại huyện Nam Trà My (Quảng Nam). Chương trình thực hiện khám, chữa bệnh và cấp phát thuốc miễn phí cho người dân xã Trà Leng và xã Trà Vân của huyện Nam Trà My, địa phương vừa trải qua đợt sạt lở đất thảm khốc trong tháng 10/2020 vừa qua làm hàng chục người thương vong và mất tích đến nay vẫn chưa tìm được.
Tại tỉnh Phú Yên, ngay sau khi bão số 12 tan và nước lũ rút, các lực lượng xung kích tình nguyện phối hợp với người dân địa phương dọn dẹp nhà cửa, khắc phục thiệt hại.
Huyện miền núi Vĩnh Thạnh là một trong những địa phương của tỉnh Bình Định thường bị sạt lở, lũ quét. Hoàn lưu bão số 10 gây mưa lớn khu vực các xã Vĩnh Kim, Vĩnh Sơn của huyện. Phần lớn hệ thống giao thông trên địa bàn hai xã này bị sạt lở nghiêm trọng, gây ách tắc giao thông, hệ thống điện bị hư hỏng nặng từ giữa đêm 5/11.
Ngày 25/10, Tổng cục Dự trữ Nhà nước phối hợp với Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên – Huế tổ chức Lễ tiếp nhận và phân bổ hàng cứu trợ đến các địa phương, nhân dân trong tỉnh phục vụ ứng phó, khắc phục hậu quả lũ lụt.
Tại Quyết định 1629/QĐ-TTg, Thủ tướng Chính phủ quyết định xuất cấp trang thiết bị từ nguồn dự trữ quốc gia hỗ trợ các tỉnh: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế, Quảng Nam, Hà Tĩnh để khắc phục hậu quả thiên tai, mưa lũ.
Ngày 19/9, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai - Ủy ban quốc gia Ứng phó sự cố thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn ban hành Công điện số 12/ CĐ-TWPCTT gửi Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố, gồm: Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên -Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam; các Bộ: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Công Thương, Tài nguyên và Môi trường, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Y tế, Giáo dục và Đào tạo, Quốc phòng, Công an về việc khẩn trương khắc phục hậu quả bão số 5 và ứng phó với mưa lũ.
Trận lũ quét xảy ra tại địa bàn xã Nậm Nhừ, huyện Nậm Pồ (tỉnh Điện Biên) vào đêm 16 và rạng sáng 17/8 đã gây thiệt hại nghiêm trọng về tài sản của người dân và các công trình dân sinh, trường học. Chính quyền địa phương, các ngành chức năng và người dân xã Nậm Nhừ đang khẩn trương khắc phục hậu quả , sớm ổn định cuộc sống sau thiên tai.
"Công tác triển khai các biện pháp ứng phó với bão số 2 đã được Thủ tướng, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, các Bộ, ngành và địa phương chủ động thực hiện đã giảm thiểu thấp nhất thiệt hại về người và tài sản. Tuy nhiên, các tỉnh chịu thiệt hại sau bão cần sớm tập trung khắc phục hậu quả, động viên, thăm hỏi những gia đình có người chết và bị thương, ổn định cuộc sống nhân dân". Đó là chỉ đạo của Phó Chánh Văn phòng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống thiên tai, Phó Tổng Cục trưởng Tổng cục Phòng chống thiên tai Nguyễn Trường Sơn tại cuộc họp sáng 3/8 về triển khai các biện pháp khắc phục hậu quả sau bão số 2 và mưa lớn.
Chiều 2/7, ông Nguyễn Hữu Quế, Chủ tịch UBND thành phố Pleiku (Gia Lai) cho biết: Thành phố Pleiku vừa có báo cáo gửi UBND tỉnh sau 2 năm thực hiện khắc phục tình trạng san lấp, phân lô, tách thửa, bán nền, xây dựng công trình, nhà ở không đúng quy định của pháp luật theo Kết luận 2405 năm 2018 của UBND tỉnh Gia Lai.