Ngày 8/10, UBND huyện Yên Lập (Phú Thọ) đã huy động khoảng 500 người hỗ trợ vận chuyển 7 tấn lương thực, thực phẩm, nhu yếu phẩm thiết yếu, 4 tấn thức ăn chăn nuôi, 400 lít xăng... vào địa bàn xã Trung Sơn phục vụ người dân bị cô lập sau sự cố sạt lở đất, đá trên Tỉnh lộ 321 ngày 2/10.
Nhắc đến xã miền núi Mỹ Lung, huyện Yên Lập (Phú Thọ) không ai không biết đến một sản vật nông sản nổi tiếng là gạo nếp. Năm 2010, sản phẩm gạo nếp Gà gáy của xã Mỹ Lung đã được công nhận nhãn hiệu tập thể. Từ đó đến nay, người dân xã Mỹ Lung nói riêng, tỉnh Phú Thọ nói chung luôn nỗ lực gìn giữ và xây dựng thương hiệu cho loại sản phẩm nông sản quý này.
Xuân đang về trên khắp đất trời. Người người chào Xuân với những mong ước, kỳ vọng vào măm mới tốt lành, yên ấm. Tại bản người Dao Xuân Thắng, ở xã vùng cao Mỹ Lung, huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ, sắc Xuân đã ngập tràn khắp bản làng, người người rộn ràng chuẩn bị đón Tết.
Vùng núi non, thung lũng xung quanh núi Đù là nơi sinh sống lâu đời của đồng bào người Mường, người Dao. Trong đó, khu 10 xã Xuân Thủy, huyện Yên Lập, là bản của người dân tộc Dao từ trên những dãy núi cao của xã Trung Sơn (huyện Yên Lập) về định cư từ năm 1955.
Bản Đồng Măng có 100% là đồng bào dân tộc Dao sinh sống, thuộc xã vùng cao Trung Sơn của huyện Yên Lập, tỉnh Phú Thọ. Những năm trước đây, Đồng Măng gần như bị cô lập với thế giới bên ngoài, nhất là khi trời mưa, đường trơn trượt và nước lũ ở các sông suối dâng cao. Nhưng vài năm nay, nhờ có sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, Đồng Măng được khoác trên mình một diện mạo mới, chúng tôi cảm nhận được sự đổi thay hiện hữu, niềm hân hoan phấn khởi đầy ắp trong câu chuyện của người dân tộc Dao nơi đây.
Từ thời xa xưa khi đó chưa có các phương tiện tạo nên lửa , thì bà con dân tộc mường đã biết dùng dây giang kéo vào ống tre, ống nứa gây ma sát thêm một chút mùn để tạo ra lửa phục vụ cho sinh hoạt.