Tại Sóc Trăng, thị trấn Trần Đề (huyện Trần Đề) là địa phương ven biển có số lượng tàu thuyền đánh bắt thủy sản chiếm gần 50% toàn tỉnh. Ngoài đánh bắt, người dân địa phương đã tận dụng nguồn nguyên liệu thủy sản dồi dào để chế biến ra các loại khô nổi tiếng, đặc trưng của địa phương.
Ngày 16/9, tại Trường Trung học Cơ sở Thạnh Thới An, xã Thạnh Thới An, huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng, Ban Công tác phía Nam - Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Sóc Trăng tổ chức Chương trình truyền thông Dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em” năm 2023 (gọi tắt là Dự án 8), với sự tham gia của hơn 600 phụ nữ, người dân và các học sinh dân tộc thiểu số trên địa bàn.
Chào mừng kỷ niệm 64 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2023), 34 năm Ngày Biên phòng toàn dân (3/3/1989-3/3/2023), ngày 27/2, các địa phương trên địa bàn khu vực biên giới biển thị xã Vĩnh Châu và huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) đã phối hợp với các Đồn Biên phòng Vĩnh Châu và Trung Bình thuộc Bộ đội Biên phòng tỉnh Sóc Trăng tổ chức Ngày hội Biên phòng toàn dân với nhiều hoạt động ý nghĩa, thiết thực.
Ngày 6/1, Ban Chỉ đạo “Tết quân – dân” tỉnh Sóc Trăng tổ chức Lễ tổng kết “Tết quân – dân” năm 2023 tại xã Liêu Tú, huyện Trần Đề, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống nhân dân còn nhiều khó khăn.
Để thực hiện tốt các phong trào thi đua “Lực lượng vũ trang chung sức xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, “Cả nước chung tay vì người nghèo - không để ai bị bỏ lại phía sau”, thời gian qua, lực lượng vũ trang huyện Trần Đề, tỉnh Sóc Trăng đã phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương, thực hiện nhiều hoạt động có ý nghĩa thiết thực, giúp gia đình chính sách, hộ nghèo, hộ khó khăn ổn định cuộc sống, nhất là trong tình hình dịch COVID-19 như hiện nay.
Sau ba ngày thi diễn sôi nổi, hấp dẫn, chiều 11/4, tại phim trường Đài Phát thanh và Truyền hình Sóc Trăng đã diễn ra lễ bế mạc Hội thi văn nghệ các trường phổ thông dân tộc nội trú tỉnh Sóc Trăng lần thứ II, năm 2021.
Nhận thấy sản xuất lúa hiện nay sẽ khó tiêu thụ, không mang lại hiệu quả kinh tế cao, nhiều người dân ở các huyện Trần Đề, Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng đã thực hiện chuyển đổi, luân canh cây trồng kết hợp phương pháp an toàn sinh học để có thể đạt lợi ích kinh tế cao nhất, đồng thời bảo vệ nguồn dinh dưỡng đất và giúp cân đối thị trường các loại nông sản.
Thực hiện Đề án chuyển đổi cơ cấu cây trồng trong tái cơ cấu ngành nông nghiệp, thích ứng với biến đổi khí hậu, trong năm 2018, ngành nông nghiệp huyện Trần Đề (Sóc Trăng) đã xuống giống được 4.564 ha cây màu, bằng 108,7% kế hoạch năm; trong đó, chủ yếu là cây màu thực phẩm, với hơn 4.073 ha, tăng 13,2% so kế hoạch năm. Bước đầu, việc chuyển đổi cơ cấu đã cho hiệu quả rất tích cực.
Ngày 4/6, tại xã Trung Bình, huyện Trần Đề, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng Sóc Trăng phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan, ban, ngành liên quan tổ chức khởi công lắp đặt biển báo “Khu vực biên giới biển” theo quy định tại Nghị định số 71 của Chính phủ.
Ngày 28/6, đoàn công tác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Bộ trưởng Nguyễn Xuân Cường dẫn đầu đã đi khảo sát vùng nuôi bò sữa tại huyện Trần Đề (tỉnh Sóc Trăng) và làm việc với Hợp tác xã Nông nghiệp Evergrowth, một cơ sở chăn nuôi hiệu quả với 98% hộ xã viên là đồng bào Khmer.