*Từ trồng quế manh mún, nhỏ lẻ
Cây quế từ bao đời nay đã trở thành cây trồng truyền thống mang lại thu nhập chính cho đồng bào Cor Trà Bồng. Nó phủ khắp đại ngàn, nương rẫy ai nấy đều có, được ví như cây “xóa nghèo” đắc lực cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, thực tế chung cho thấy diện tích trồng quế ở địa phương này còn khá manh mún, nhỏ lẻ, chưa cân xứng với tiềm năng sẵn có. Các nông hộ vẫn chủ yếu duy trì lối canh tác thủ công, lạc hậu chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sự đột phá lớn trong sản xuất; chưa quan tâm nhiều đến việc thâm canh tăng năng suất nên chất lượng sản phẩm làm ra chưa chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Họ không chú trọng việc trồng giống quế thuần mà ưu tiên chọn giống ngoại lai có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn (thường thì từ 5-7 năm) để sớm cho thu hoạch. Từ đó, vô tình đẩy giống quế bản địa vào thế khó cạnh tranh.
Số liệu điều tra , khảo sát từ phòng Nông nghiệp huyện Trà Bồng cho thấy, tổng diện tích trồng quế trên địa bàn 7 xã thuộc vùng dự án là hơn 12.800 ha, trong đó nhiều xã chỉ có diện tích từ 10- 15ha; cao nhất là 360 ha. Con số ấy thật sự quá khiêm tốn so với hơn 25.700 ha đất lâm nghiệp mà huyện hiện có. Vùng quế tập trung quy mô lớn cũng tương đối ít, khoảng 187,6 ha, chiếm 15% diện tích.
Ngoài ra, đồng bào Cor đa phần trồng quế trên các đồi núi có độ dốc lớn, nằm cách xa khu dân cư, giao thông đi lại rất khó khăn; chỉ một số ít trồng tại vườn. Điều đó, làm giảm đáng kể giá thành do chi phí vận chuyển quá lớn; đẩy nông dân vào thế bị động, lệ thuộc vào thương lái, trường hợp rủi ro cao.
*Hướng tới mở rộng vùng chuyên canh
Để góp phần xây dựng , phát triển thương hiệ u, tạo đầu ra ổn định cho cây Quế ; đồng thời nâng cao mức sống cho người dân , tạo công ăn việc làm ổn định , hướng tới bảo vệ môi trường sinh thái, huyện Trà Bồng đã tính toán đến chuyện đầu tư mở rộng vùng chuyên canh cây quế trên địa bàn, trong giai đoạn 5 năm (2016- 2020). Mục tiêu của dự án là đến năm 2020 nâng tổng diện tích trồng quế toàn huyện lên 2.800ha, trong đó hơn 1.780ha vùng chuyên canh; hằng năm cung ứng ra thị trường hơn 3.100 tấn vỏ quế và 4.200 tấn cành, lá.
Dự án được triển khai tại 7 xã gồm: Trà Sơn, Trà Lâm, Trà Thủy, Trà Hiệp, Trà Bùi, Trà Tân, Trà Giang với 324 hộ dân và 4 nhóm cộng đồng dân cư tham gia.
Hỗ trợ 100% chi phí giống và 100% chi phí phân bón là phương án đầu tư được huyện lựa chọn để thực hiện. Theo đó, nhà nước sẽ hỗ trợ về giống, phân bón, đầu tư xây dựng đường lâm sinh, xây dựng vườn ươm giống quế, tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất quế, xây dựng mô hình trình diễn… Về phía nông dân trong vùng dự án có trách nhiệm tự đầu tư công lao động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng quế và được hưởng lợi toàn bộ giá trị đem lại từ rừng quế.
Bình quân dự án sẽ trồng 343ha quế/năm. Ba giống quế được huyện chọn trồng là giống quế Trà Bồng, Thanh Hóa và Lạng Sơn, trong đó vẫn ưu tiên cơ cấu giống bản địa, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng giống quế Trà Bồng đạt trên 80%. Bên cạnh đó, quế sẽ được trồng xen canh với 200 ngàn cây dứa (giống Queen) trên diện tích khoảng 100ha ở những khu vực đất đai tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tưới theo hình thức lấy ngắn nuôi dài.
Để phục vụ tốt cho dự án, huyện Trà Bồng đã đầu tư xây dựng vườm ươm với quy mô 1 ha tại thôn 3, xã Trà Thủy đảm bảo cung ứng 1,9 triệu cây giống có chất lượng. Huyện cũng đ ầu tư xây dựng 23,7 km đường lâm sinh gồm 11 tuyến, trong đó lồng ghép từ Chương trình xây dựng nông thôn mới là hơn 10 km; mở 21 lớp tập huấn kỹ thuật tại 7 xã thuộc vùng dự án, bình quân mỗi lớp khoảng 50 lượt người tham gia.
Cùng với đó, huyện đẩy mạnh việc tuyên truyền, n âng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và tác dụng của tổ hợp tác sản xuất, khuyến khích họ tham gia để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc thành lập tổ hợp tác còn giúp các thành viên trong tổ yên tâm sản xuất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; đảm bảo phát triển bền vững, giúp cho các thành viên trong tổ mạnh dạn ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, không bị thương lái ép giá.
Huyện chủ trương thành lập Hội Quế Trà Bồng làm đại diện hợp pháp cho người trồng quế, làm cầu nối giữa các cơ quan nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp trong việc sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế. Ngoài ra, hội còn có nhiệm vụ thông tin giá cả, kiểm định chất lượng sản phẩm, kiểm soát nhãn mác, đồng thời phát hiện, xử lý đối với những trường hợp vi phạm nhãn mác trên thị trường…nhằm duy trì và phát triển thương hiệu Quế Trà Bồng. Huyện còn k êu gọi sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp chế biến vào lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu. Xây dựng mô hình liên kết giữa sản xuất với chế biến quế bằng hợp đồng...
Dự tính sẽ có khoảng 60% diện tích quế được khai thác khi rừng quế đạt 10 năm tuổi và 40% diện tích quế được khai thác khi rừng quế trên 15 năm tuổi với số lượng còn lại khoảng 2.000 cây/ha (40% số cây ban đầu). Năng suất vỏ quế tươi sẽ đạt 4,5 kg/cây; cành, lá quế tươi đạt 6 kg/cây và thân quế đạt 50m3/ha. Sản lượng vỏ quế sẽ tăng dần theo từng chu kỳ, giai đoạn. Cụ thể giai đoạn 2016-2020 bình quân mỗi năm thu hoạch 48 ha, sản lượng vỏ quế đạt 432 tấn, cành, lá 576 tấn và thân quế 2.400 m3; giai đoạn 2021-2025 bình quân mỗi năm thu hoạch 100 ha, sản lượng vỏ quế đạt 900 tấn, cành lá 1.200 tấn và thân quế 4.500 m3 và cao hơn trong những năm tiếp theo.
Tổng lợi nhuận thu về từ dự án sau khi trừ hết chi phí rất cao, khoảng hơn 299,5 tỷ đồng; thu nhập tính công lao động khoảng hơn 435, 6 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí là 1,6 lần, có nghĩa 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 1,6 đồng lợi nhuận; tỷ lệ thu nhập/chi phí: 2,4 lần có nghĩa 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 2,4 đồng thu nhập. So với trồng keo thương phẩm, quế có giá trị cao hơn gấp nhiều lần nên khi hình thành vùng chuyên canh sẽ có được lợi thế nhất định.
Toàn bộ sản lượng quế thu hoạch nằm trong vùng dự án sẽ cung cấp cho các nhà máy chế biến như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hương Quế Trà Bồng; Nhà máy tinh dầu quế Trà Bồng; các cơ sở chế biến quế nhỏ lẻ và các thương lái trong và ngoài tỉnh. Hiện các cơ sở, đơn vị này đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nguyên liệu để phục vụ cho việc chế biến phục vụ xuất khẩu. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển mạnh thương hiệu quế Trà Bồng trong tương lai.
Ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho hay, Dự án này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Nó nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, tăng thu nhập cho người trồng quế, cung cấp nguồn nguyên liệu quế có giá trị cao cho công nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, phòng chống những tác động xấu của biến đổi khí hậu, bảo vệ đất đai, nguồn nước, nâng cao độ che phủ rừng, cải thiện môi trường đất và không khí, góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa ./.
Cây quế từ bao đời nay đã trở thành cây trồng truyền thống mang lại thu nhập chính cho đồng bào Cor Trà Bồng. Nó phủ khắp đại ngàn, nương rẫy ai nấy đều có, được ví như cây “xóa nghèo” đắc lực cho người dân nơi đây. Tuy nhiên, thực tế chung cho thấy diện tích trồng quế ở địa phương này còn khá manh mún, nhỏ lẻ, chưa cân xứng với tiềm năng sẵn có. Các nông hộ vẫn chủ yếu duy trì lối canh tác thủ công, lạc hậu chưa áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật để tạo ra sự đột phá lớn trong sản xuất; chưa quan tâm nhiều đến việc thâm canh tăng năng suất nên chất lượng sản phẩm làm ra chưa chiếm được chỗ đứng vững chắc trên thị trường. Họ không chú trọng việc trồng giống quế thuần mà ưu tiên chọn giống ngoại lai có thời gian sinh trưởng, phát triển ngắn (thường thì từ 5-7 năm) để sớm cho thu hoạch. Từ đó, vô tình đẩy giống quế bản địa vào thế khó cạnh tranh.
Ảnh minh họa |
Số liệu điều tra , khảo sát từ phòng Nông nghiệp huyện Trà Bồng cho thấy, tổng diện tích trồng quế trên địa bàn 7 xã thuộc vùng dự án là hơn 12.800 ha, trong đó nhiều xã chỉ có diện tích từ 10- 15ha; cao nhất là 360 ha. Con số ấy thật sự quá khiêm tốn so với hơn 25.700 ha đất lâm nghiệp mà huyện hiện có. Vùng quế tập trung quy mô lớn cũng tương đối ít, khoảng 187,6 ha, chiếm 15% diện tích.
Ngoài ra, đồng bào Cor đa phần trồng quế trên các đồi núi có độ dốc lớn, nằm cách xa khu dân cư, giao thông đi lại rất khó khăn; chỉ một số ít trồng tại vườn. Điều đó, làm giảm đáng kể giá thành do chi phí vận chuyển quá lớn; đẩy nông dân vào thế bị động, lệ thuộc vào thương lái, trường hợp rủi ro cao.
*Hướng tới mở rộng vùng chuyên canh
Để góp phần xây dựng , phát triển thương hiệ u, tạo đầu ra ổn định cho cây Quế ; đồng thời nâng cao mức sống cho người dân , tạo công ăn việc làm ổn định , hướng tới bảo vệ môi trường sinh thái, huyện Trà Bồng đã tính toán đến chuyện đầu tư mở rộng vùng chuyên canh cây quế trên địa bàn, trong giai đoạn 5 năm (2016- 2020). Mục tiêu của dự án là đến năm 2020 nâng tổng diện tích trồng quế toàn huyện lên 2.800ha, trong đó hơn 1.780ha vùng chuyên canh; hằng năm cung ứng ra thị trường hơn 3.100 tấn vỏ quế và 4.200 tấn cành, lá.
Dự án được triển khai tại 7 xã gồm: Trà Sơn, Trà Lâm, Trà Thủy, Trà Hiệp, Trà Bùi, Trà Tân, Trà Giang với 324 hộ dân và 4 nhóm cộng đồng dân cư tham gia.
Hỗ trợ 100% chi phí giống và 100% chi phí phân bón là phương án đầu tư được huyện lựa chọn để thực hiện. Theo đó, nhà nước sẽ hỗ trợ về giống, phân bón, đầu tư xây dựng đường lâm sinh, xây dựng vườn ươm giống quế, tổ chức tập huấn kỹ thuật sản xuất quế, xây dựng mô hình trình diễn… Về phía nông dân trong vùng dự án có trách nhiệm tự đầu tư công lao động trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng quế và được hưởng lợi toàn bộ giá trị đem lại từ rừng quế.
Bình quân dự án sẽ trồng 343ha quế/năm. Ba giống quế được huyện chọn trồng là giống quế Trà Bồng, Thanh Hóa và Lạng Sơn, trong đó vẫn ưu tiên cơ cấu giống bản địa, phấn đấu đến năm 2020, tỷ lệ sử dụng giống quế Trà Bồng đạt trên 80%. Bên cạnh đó, quế sẽ được trồng xen canh với 200 ngàn cây dứa (giống Queen) trên diện tích khoảng 100ha ở những khu vực đất đai tương đối bằng phẳng, có nguồn nước tưới theo hình thức lấy ngắn nuôi dài.
Để phục vụ tốt cho dự án, huyện Trà Bồng đã đầu tư xây dựng vườm ươm với quy mô 1 ha tại thôn 3, xã Trà Thủy đảm bảo cung ứng 1,9 triệu cây giống có chất lượng. Huyện cũng đ ầu tư xây dựng 23,7 km đường lâm sinh gồm 11 tuyến, trong đó lồng ghép từ Chương trình xây dựng nông thôn mới là hơn 10 km; mở 21 lớp tập huấn kỹ thuật tại 7 xã thuộc vùng dự án, bình quân mỗi lớp khoảng 50 lượt người tham gia.
Cùng với đó, huyện đẩy mạnh việc tuyên truyền, n âng cao nhận thức của người dân về vị trí, vai trò và tác dụng của tổ hợp tác sản xuất, khuyến khích họ tham gia để hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau trong việc sản xuất, chế biến và tiêu thụ sản phẩm. Việc thành lập tổ hợp tác còn giúp các thành viên trong tổ yên tâm sản xuất, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường; đảm bảo phát triển bền vững, giúp cho các thành viên trong tổ mạnh dạn ký kết các hợp đồng tiêu thụ sản phẩm với các doanh nghiệp, không bị thương lái ép giá.
Huyện chủ trương thành lập Hội Quế Trà Bồng làm đại diện hợp pháp cho người trồng quế, làm cầu nối giữa các cơ quan nhà nước - nhà khoa học - nhà nông - nhà doanh nghiệp trong việc sản xuất, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm quế. Ngoài ra, hội còn có nhiệm vụ thông tin giá cả, kiểm định chất lượng sản phẩm, kiểm soát nhãn mác, đồng thời phát hiện, xử lý đối với những trường hợp vi phạm nhãn mác trên thị trường…nhằm duy trì và phát triển thương hiệu Quế Trà Bồng. Huyện còn k êu gọi sự tham gia đầu tư của các doanh nghiệp chế biến vào lĩnh vực phát triển vùng nguyên liệu. Xây dựng mô hình liên kết giữa sản xuất với chế biến quế bằng hợp đồng...
Dự tính sẽ có khoảng 60% diện tích quế được khai thác khi rừng quế đạt 10 năm tuổi và 40% diện tích quế được khai thác khi rừng quế trên 15 năm tuổi với số lượng còn lại khoảng 2.000 cây/ha (40% số cây ban đầu). Năng suất vỏ quế tươi sẽ đạt 4,5 kg/cây; cành, lá quế tươi đạt 6 kg/cây và thân quế đạt 50m3/ha. Sản lượng vỏ quế sẽ tăng dần theo từng chu kỳ, giai đoạn. Cụ thể giai đoạn 2016-2020 bình quân mỗi năm thu hoạch 48 ha, sản lượng vỏ quế đạt 432 tấn, cành, lá 576 tấn và thân quế 2.400 m3; giai đoạn 2021-2025 bình quân mỗi năm thu hoạch 100 ha, sản lượng vỏ quế đạt 900 tấn, cành lá 1.200 tấn và thân quế 4.500 m3 và cao hơn trong những năm tiếp theo.
Ảnh minh họa |
Tổng lợi nhuận thu về từ dự án sau khi trừ hết chi phí rất cao, khoảng hơn 299,5 tỷ đồng; thu nhập tính công lao động khoảng hơn 435, 6 tỷ đồng. Tỷ lệ lợi nhuận/chi phí là 1,6 lần, có nghĩa 1 đồng chi phí bỏ ra thu về được 1,6 đồng lợi nhuận; tỷ lệ thu nhập/chi phí: 2,4 lần có nghĩa 1 đồng chi phí bỏ ra thu được 2,4 đồng thu nhập. So với trồng keo thương phẩm, quế có giá trị cao hơn gấp nhiều lần nên khi hình thành vùng chuyên canh sẽ có được lợi thế nhất định.
Toàn bộ sản lượng quế thu hoạch nằm trong vùng dự án sẽ cung cấp cho các nhà máy chế biến như: Công ty Trách nhiệm hữu hạn Hương Quế Trà Bồng; Nhà máy tinh dầu quế Trà Bồng; các cơ sở chế biến quế nhỏ lẻ và các thương lái trong và ngoài tỉnh. Hiện các cơ sở, đơn vị này đang có nhu cầu rất lớn về nguồn nguyên liệu để phục vụ cho việc chế biến phục vụ xuất khẩu. Đây là điều kiện vô cùng thuận lợi để phát triển mạnh thương hiệu quế Trà Bồng trong tương lai.
Ông Nguyễn Xuân Bắc, Chủ tịch UBND huyện Trà Bồng cho hay, Dự án này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong tiến trình phát triển kinh tế- xã hội của huyện. Nó nâng cao hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp, tăng thu nhập cho người trồng quế, cung cấp nguồn nguyên liệu quế có giá trị cao cho công nghiệp chế biến trong và ngoài tỉnh. Đồng thời, phòng chống những tác động xấu của biến đổi khí hậu, bảo vệ đất đai, nguồn nước, nâng cao độ che phủ rừng, cải thiện môi trường đất và không khí, góp phần bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nguồn gen quý cây bản địa ./.
TTXVN