Tỉnh Cao Bằng có 3 xã, thị trấn được lựa chọn để thí điểm thực hiện chương trình chuyển đổi số cấp xã, trong đó có một xã và một thị trấn biên giới. Sau hơn 1 năm thực hiện thí điểm, mô hình đã cho thấy tính ưu việt, hiệu quả, cần triển khai nhân rộng để cải cách thủ tục hành chính, tạo động lực thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.
Bà Nông Thị Hà, Bí thư Huyện ủy Phục Hòa (Cao Bằng) cho biết, khoảng 4 giờ 40 phút ngày 13/7, tại xóm bản Mới, xã Mỹ Hưng, huyện Phục Hòa, đã xảy ra một vụ sạt lở núi đá làm một căn nhà bị sập và 3 căn nhà khác hư hỏng. Ước tính tổng thiệt hại do vụ sạt lở gây ra gần 700 triệu đồng. Rất may, 3 người trong căn nhà bị sập đã thoát chết.
Trong 2 ngày 7-8/5, (tức ngày 22-23/3 âm lịch), tại xã Tiên Thành huyện Phục Hòa, tỉnh Cao Bằng, UBND huyện Phục Hòa tổ chức Lễ hội Nàng Hai và đón Bằng chứng nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.
Cao Bằng có nhiều lễ hội truyền thống, đa dạng, phong phú. Hằng năm, cứ mỗi độ tết đến, xuân về, cùng với niềm hân hoan đón chào năm mới, bà con các dân tộc lại tưng bừng náo nức trẩy hội vui xuân. Bên cạnh các lễ hội đền, chùa như: Pháo Hoa, Lồng tồng, Thanh Minh, Lễ hội Nàng Hai là một trong những hình thức sinh hoạt văn hóa dân gian độc đáo, nổi bật của dân tộc Tày.
Xã Hòa Thuận, huyện Phục Hòa (Cao Bằng) có nghề làm đường phên truyền thống. Đường phên Hòa Thuận có màu vàng óng, hương vị thơm, ngọt đậm đà không nơi nào có được.
Lễ hội Nàng Hai xã Tiên Thành, huyện Phục Hòa( Cao Bằng) khởi nguồn từ tín ngưỡng thờ mẫu của người Việt kết hợp với truyền thống coi trọng mẹ sinh sản của người Tày. Nữ thần trông coi việc sinh nở được người Tày gọi là “Mẻ Bjoóc” (mẹ hoa). “Mẻ Bjoóc” ở trên trời mới là mẹ đẻ, còn mẹ ở trần gian chỉ là người thừa lệnh “Mẻ Bjoóc” sinh ra con. Từ xuất phát đó cộng với truyền thống luôn đề cao phụ nữ, người Tày đã xây dựng hình tượng “Mẻ Bjoóc” thành mẹ Trăng, bởi trăng là một hiện tượng thiên nhiên với quan niệm dân gian là chủ về nước - thái âm.