Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) là huyện trung du, giáp ranh với miền núi, đa số người dân có vườn rộng nhưng hầu hết là vườn tạp, hiệu quả kinh tế thấp. Nhiều năm trước huyện chủ trương cải tạo vườn tạp thành vườn cây ăn quả có thu nhập cao như: chôm chôm, sầu riêng và bưởi da xanh. Nhờ đó, đến nay Nghĩa Hành được ví như “miệt vườn” thu nhỏ của vùng đồng bằng Đông Nam bộ với hàng trăm héc ta vườn cây nặng trĩu quả.
Mưa lớn trong những ngày qua, nước lũ từ thượng nguồn đổ về sông Vệ đoạn qua huyện Nghĩa hành và sông Trà Câu đoạn qua thị xã Đức Phổ (tỉnh Quảng Ngãi) đã gây sạt lở chia cắt nhiều địa phương của hai huyện.
Mỗi khi bước vào mùa mưa bão, nhiều hộ dân sinh sống ở vùng thấp trũng, ven sông Phước Giang đoạn qua huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi lại canh cánh nỗi lo sạt lở bờ sông.
Ngày 28/3, ông Mai Văn Tường, Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Hành Tín Tây, huyện Nghĩa Hành (tỉnh Quảng Ngãi) cho biết, có 15 học sinh của xã có các biểu hiện nghi ngộ độc thực phẩm sau khi ăn kẹo không rõ nguồn gốc được bán trước cổng trường.
Đến ngày 11/10, nhiều vùng trũng thấp của tỉnh Quảng Ngãi vẫn ngập trong nước lũ; một số thôn, xóm bị cô lập, nhiều tuyến đường vẫn bị nước lũ chia cắt. Chính quyền địa phương tiếp tục triển khai khẩn cấp các phương án ứng phó với mưa lũ.
Tỉnh Quảng Ngãi có nhiều mô hình kinh tế kết hợp trồng trọt, chăn nuôi tiêu biểu, mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt, nhiều hộ gia đình đã thoát nghèo và vươn lên làm giàu. Mô hình chăn nuôi kết hợp trồng trọt của gia đình chị Võ Thị Ánh Hương, xã Hành Tín Đông, huyện Nghĩa Hành là một trong những điển hình như vậy.
Trong thời gian nghỉ học để phòng ngừa dịch COVID-19, đối với học sinh Trung học phổ thông, các trường tổ chức ôn tập trực tuyến cho học sinh. Các học sinh bậc Tiểu học, Trung học Cơ sở phải tự học tại nhà. Tuy nhiên, tại các vùng nông thôn và các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi, phụ huynh ít quan tâm đến việc học của trẻ nên thời gian nghỉ học cũng là thời gian các em theo cha mẹ lên rẫy làm việc.
Huyện Nghĩa Hành là huyện đầu tiên của tỉnh Quảng Ngãi vừa được Thủ tướng Chính phủ công nhận là huyện đạt chuẩn nông thôn mới. Điều đó đã tạo nên diện mạo mới, sức sống mới, động lực phát triển mới cho địa phương này.
Làng nghề chổi đót ở xã Hành Thuận và làng nghề cây cảnh ở xã Hành Đức là 2 làng nghề nức tiếng của huyện Nghĩa Hành (Quảng Ngãi). Nó được xem là “nghề phụ” cho thu nhập chính của nhiều hộ gia đình, giúp họ có của ăn của để.