Ngày 26/3, Phòng Cảnh sát Phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ (Công an tỉnh Kon Tum) thông tin về một vụ cháy xảy ra tại huyện Kon Rẫy khiến 1 người chết.
Khoảng 16 giờ 45 phút ngày 13/4, tại Km 157 – Quốc lộ 24 đoạn qua thôn Đăk Puih, xã Đăk Tờ Re, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum đã xảy ra vụ tai nạn giao thông giữa xe ô tô tải với xe khách 36 chỗ. Vụ va chạm khiến 23 người trên xe khách thương vong. Hai xe đều bị hư hỏng nặng.
Theo thống kê của Sở Y tế tỉnh Kon Tum, hiện toàn tỉnh có 539 bác sỹ trong tổng số hơn 2.700 công chức, viên chức và người lao động công tác trong ngành Y. Mặc dù đã được phân bổ về cả ba tuyến tỉnh, huyện, xã, song tình trạng thiếu bác sỹ tại Kon Tum, nhất là bác sỹ trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số đang diễn ra và có chiều hướng gia tăng. Bên cạnh thực hiện những giải pháp ứng phó tạm thời, tỉnh Kon Tum cũng đề nghị Chính phủ có cơ chế đặc thù trong việc đào tạo nguồn nhân lực phục vụ cho ngành Y của tỉnh.
Thực hiện Quyết định số 3123/QĐ-BVHTTDL của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc tổ chức xây dựng Mô hình điểm sinh hoạt văn hóa gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Kon Tum, từ ngày 29-31/12, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh Kon Tum tổ chức lễ ra mắt hai mô hình điểm Câu lạc bộ sinh hoạt văn hóa gắn với phát triển du lịch của đồng bào dân tộc thiểu số Xê Đăng tại huyện Sa Thầy và Bahnar tại huyện Kon Rẫy.
Với tỉ lệ tăng dân số tự nhiên trên 13/1000, địa phương này vẫn đứng đầu của khu vực Tây Nguyên; tỉ suất sinh năm 2019 của tỉnh Kon Tum là 2,74 con/phụ nữ, năm 2020 chưa có thống kê cụ thể, song vẫn cao hơn nhiều so với tỉ suất sinh chuẩn là 2,1 con/phụ nữ.
Ngày 16/12, Sở Giao thông Vận tải tỉnh Kon Tum cho biết, đơn vị đã hoàn thành lắp đặt cầu thép Bailey bắc qua suối Đăk Pne, nối các thôn 2,3,4 của xã Đăk Pne (nơi có gần 500 hộ dân) với huyện Kon Rẫy, sau khi cây cầu sắt ở vị trí này bị cuốn trôi vào trưa 28/10.
Khi ước mơ về cây cầu bê tông bền vững chưa thành hiện thực, cây cầu treo "huyết mạch" nối hơn 220 hộ dân xã Đăk Ruồng với trung tâm huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đã bị bão số 9 vừa qua cuốn bay. Cuộc sống người dân đảo lộn. Bão đã đi qua, người dân đang đối mặt với nhiều khó khăn hơn trong cuộc sống.
Ngày 29/10, lãnh đạo Ủy ban Nhân dân tỉnh Kon Tum cùng chính quyền huyện Kon Rẫy và lực lượng chức năng trong tỉnh đã đến hiện trường vụ cầu treo nối huyện Kon Rẫy với xã Đăk Pne bị cuốn trôi do ảnh hưởng của bão số 9, khiến gần 1.500 người dân (438 hộ) trong xã Đăk Pne bị cô lập hoàn toàn.
Trưa 28/10, ông Lê Đình Phương, Chủ tịch UBND xã Đăk Pne, huyện Kon Rẫy, tỉnh Kon Tum cho biết: Do lượng nước đổ về lớn, đột ngột nên cây cầu sắt bắc qua suối Đăk Pne, nối thôn 2 đến UBND xã đã bị cuốn trôi, chia cắt khoảng 500 hộ dân.
Những ngày đầu tháng 8, chúng tôi có dịp đến huyện Kon Rẫy (Kon Tum) để được thấy những đổi thay ở nơi đây. Kinh tế - xã hội ngày càng phát triển, đời sống đồng bào các dân tộc từng bước được nâng cao, diện mạo nông thôn ngày một khởi sắc…
Sáng 29/4, tỉnh Kon Tum đã cấp tốc thành lập các đoàn liên ngành để tiến hành kiểm tra, xác minh thông tin phá rừng quy mô lớn sau khi có thông tin phản ánh của báo chí.
Nhờ sự ủng hộ nhiệt tình của người dân địa phương, cây cầu nối thôn 6 đến làng Kon Rơ Sa, xã Tân Lập, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) đang dần hình thành. Cây cầu hoàn thành sẽ giúp người dân làng Kon Rơ Sa rút ngắn được 15 km sang thôn 6 và tới trung tâm huyện. Cùng đó, hàng nghìn ha hoa màu của người dân sản xuất bên kia sông sẽ không bị mất giá, ép giá khi đến mùa thu hoạch.
Được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn Dự án giảm nghèo khu vực Tây Nguyên, điểm trường tiểu học thôn 8, xã Đăk Kôi, huyện Kon Rẫy (Kon Tum) sau một học kỳ được đưa vào sử dụng nay rơi vào tình trạng bỏ không. Nguyên nhân là do việc sáp nhập thôn, làng nên toàn bộ học sinh tại điểm trường thôn 8 được chuyển về điểm trường thôn 7 tiếp tục học tập. Chính vì vậy điểm trường thôn 8 rơi vào tình trạng bỏ không.
Huyện Kon Rẫy là địa phương thuộc diện nghèo của tỉnh Kon Tum. Dân số đa phần là đồng bào dân tộc thiểu số, cuộc sống phụ thuộc vào nông nghiệp thuần túy nên rất khó khăn. Thế nhưng trong tháng 11/2019, đã có 5 hộ nghèo (trong đó có 4 hộ dân tộc thiểu số) ở xã Đăk Tờ Re - xã đặc biệt khó khăn của huyện đã tự nguyện viết giấy đề nghị chính quyền xã xét duyệt cho thoát nghèo.
Những năm gần đây, nhiều cánh rừng ở huyện Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) được bảo vệ nghiêm ngặt bởi sự chung sức của các cộng đồng, nhất là cộng đồng đồng bào dân tộc thiểu số. Với hình thức giao khoán sử dụng nguồn Quỹ dịch vụ môi trường rừng, rừng được bảo vệ bởi sức mạnh của cộng đồng và ngược lại, cộng đồng có nguồn thu nhập ổn định từ việc giữ rừng.
Giữ nét xưa để thêm yêu cuộc sống hiện tại, hiểu về nguồn cội để biết trân trọng và khâm phục khả năng lao động sáng tạo, sự khéo léo của người BaNa xưa là việc làm cần thiết.
Những năm qua, cây thanh long ruột đỏ phát triển mạnh ở huyện Kon Rẫy (Kon Tum), góp phần xóa đói giảm nghèo và nâng cao đời sống cho nhiều hộ đồng bào.
Từ đầu năm 2017 đến nay, các hộ dân người dân tộc thiểu số Xê Đăng ở huyện Kon Plông và Kon Rẫy (tỉnh Kon Tum) đã cùng nhau liên kết các diện tích trồng sắn (mỳ) trước đây để trồng ngô bán lại cho doanh nghiệp trong tỉnh.