Trước và trong dịp Tết Nguyên đán Canh Tý 2020 vừa qua, gần 100 hộ dân sinh sống tại khu phố Tri Tôn, thị trấn Hòn Đất, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, rơi vào tình trạng thiếu nước cục bộ, gây ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hàng ngày. Hiện Chi nhánh Cấp nước Hòn Đất (Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Cấp thoát nước Kiên Giang) đã khắc phục và ổn định nguồn nước sinh hoạt cho người dân.
Ngày 25/3, Viện Nghiên cứu Kinh Thành (Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam) tổ chức Lễ công bố kết quả thực hiện Đề án khảo cổ học văn hóa Óc Eo qua ấn phẩm “Văn hóa Óc Eo- những phát hiện mới khảo cổ học tại di tích Óc Eo-Ba Thê và Nền Chùa 2017-2020.
Nhờ chuyển đổi 5 ha khoai lang, khoai môn và một số loại cây ngắn ngày, hiệu quả kinh tế thấp sang trồng hạnh (còn gọi là tắc, quất), ông Trần Văn Hiền ở ấp Thái Thịnh, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất (Kiên Giang) hiện có thu nhập khoảng 1 tỷ đồng/năm.
Nguyễn Vũ Linh, 28 tuổi, ở ấp Cản Đất, xã Mỹ Thuận, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang có niềm đam mê với các sản phẩm nông nghiệp thân thiện môi trường, vì sức khỏe cộng đồng. Sau gần ba năm hiện thực hóa niềm đam mê, mô hình của Linh bước đầu đạt hiệu quả kinh tế cao, góp phần tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Nhờ tham gia vào Tổ hợp tác Ươm cây giống lâm nghiệp ấp Số 8, bà con nông dân xã Sơn Kiên, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang nhiều năm qua không chỉ có thu nhập ổn định mà còn giúp tạo công ăn việc làm cho hàng trăm lao động trong vùng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
Với diện tích 5 ha trồng quất, hơn một năm qua, ông Trần Văn Hiền, ấp Thái Thịnh, xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang, thu hoạch bình quân 1 tấn quả/năm, sau khi trừ chi phí, lợi nhuận đạt khoảng 1 tỷ đồng/năm. Qua tìm hiểu, khảo sát thực tế, Hội Nông dân huyện Hòn Đất xác định mô hình trồng quất của ông Hiền có thể nhân rộng, giúp bà con nông dân tại địa phương nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống.
Là vùng đất nổi tiếng trồng xoài bao đời nay, người dân xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang nhiều năm nay còn ổn định kinh tế nhờ tham gia mô hình trồng xoài cát Hòa Lộc theo tiêu chuẩn VietGAP, với sản phẩm xoài sạch, an toàn, giá cả bình ổn.
Phạm Thanh Vũ, 24 tuổi (ngụ tổ 2, ấp Sơn Bình, xã Nam Thái Sơn, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) có đam mê sản xuất nông sản sạch, thân thiện với môi trường từ khi còn là sinh viên. Vũ dành nhiều thời gian nghiên cứu, tìm tòi, đi nhiều nơi trong cả nước để tham quan, học hỏi các mô hình nông nghiệp công nghệ cao.
Mô hình canh tác lúa thông minh thích ứng với biến đổi khí hậu triển khai trên các cánh đồng của Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp Cây Chôm (ấp Cây Chôm, xã Lình Huỳnh, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang) tròn một năm qua đã mang lại hiệu quả cao trong sản xuất lúa cho nông dân Lình Huỳnh, vùng đất ven biển vốn chịu nhiều ảnh hưởng của xâm nhập mặn trong mùa khô.
Mô hình nuôi bò thịt ở xã Mỹ Thái, huyện Hòn Đất, tỉnh Kiên Giang được hỗ trợ từ nguồn vốn vay 300 triệu đồng của Quỹ Hỗ trợ nông dân - Trung ương Hội Nông dân đã mở ra một hướng phát triển kinh tế bền vững cho bà con, kết hợp với những điều kiện thuận lợi sẵn có của địa phương.
Thổ Sơn là xã khó khăn thuộc địa bàn vùng sâu, vùng xa của huyện Hòn Đất (Kiên Giang) với 46% dân số là đồng bào dân tộc Khmer. Những năm qua, bên cạnh việc chăm lo, nâng cao đời sống nhân dân, công tác phát triển đảng viên người Khmer luôn được các cấp ủy đảng quan tâm.
Một số nơi trong tỉnh Kiên Giang diện tích rừng đang có chiều hướng giảm dần do nhiều nguyên nhân. Thế nhưng ở khu vực vùng ven thành phố Rạch Giá (Kiên Giang) có một người âm thầm gây dựng vườn tràm 20 ha, để dụ chim, cò về trú ngụ.