Ngày 4/7, ông Hoàng Hải Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Đắk Lắk xác nhận, địa phương vừa ghi nhận trường hợp mắc bệnh viêm não Nhật Bản tại huyện Ea Kar. Đây là trường hợp mắc viêm não Nhật Bản thứ hai được ghi nhận trên địa bàn tỉnh trong năm 2024.
Trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk hiện có hơn 1.000 hộ nuôi chim yến với khoảng 1.300 nhà yến, trải khắp trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố; trong đó tập trung nhiều ở thành phố Buôn Ma Thuột, huyện Ea Kar, huyện Ea Súp. Sản lượng tổ yến khai thác ước đạt khoảng 7 - 10 tấn/năm.
Cây vải thiều bén duyên với tỉnh Đắk Lắk gần 20 năm nay và được người dân chú trọng trồng từ năm 2013. Cây vải thiều được đánh giá phù hợp với thổ nhưỡng, đất đai, khí hậu Đắk Lắk và chín sớm hơn khoảng một tháng so với vụ thu hoạch vải thiều ở các tỉnh phía Bắc, do đó mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân. Ngành nông nghiệp, các địa phương tại tỉnh Đắk Lắk đang triển khai nhiều giải pháp để nâng cao vị thế, phát triển ổn định cây vải thiều.
20 năm thực hiện Nghị quyết số 13-NQ/TW về tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể, 10 năm thi hành Luật Hợp tác xã trong lĩnh vực nông nghiệp, nhiều hợp tác xã, tổ hợp tác trên địa bàn huyện Ea Kar (Đắk Lắk) đã phát triển ổn định, góp phần tạo công ăn việc làm và nâng cao đời sống đồng bào dân tộc…
Ngày 2/8, thông tin từ Công an tỉnh Đắk Lắk, Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an tỉnh Đắk Lắk đã ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với ông Hoàng Văn Lập (sinh năm 1966, nguyên Chủ tịch UBND xã Cư Elang, huyện Ea Kar).
Theo Công an tỉnh Đắk Lắk, những năm gần đây trên địa bàn tỉnh lực lượng Công an đã liên tiếp phát hiện nhiều vụ trồng cây cần sa trái phép. Tình trạng trồng cây cần sa trái phép ngày một gia tăng cả về số vụ, số đối tượng và số lượng cần sa bị thu giữ, gây ảnh hưởng đến an ninh, trật tự trên địa bàn tỉnh.
Từ nhiều năm nay, tình trạng phá rừng ở khu vực giáp ranh giữa hai huyện Ea Kar và Krông Bông (tỉnh Đắk Lắk) rất phức tạp. Hàng trăm ha rừng xanh tốt đã bị cạo trọc. Không những vậy, các đối tượng phá rừng còn manh động chống đối, đe dọa lực lượng quản lý, bảo vệ rừng hòng cướp lại tang vật, giải cứu đồng bọn.
Ngày 29/4, thông tin từ Viện Kiểm sát nhân dân huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) cho biết vừa phê chuẩn các quyết định khởi tố 37 bị can về tội “Vi phạm quy định về khai thác, bảo vệ rừng và lâm sản”, quy định tại Điều 232 Bộ luật Hình sự năm 2015. Các bị can đều trú tại huyện Sông Hinh, tỉnh Phú Yên, trong đó, có 18 bị can bị bắt tạm giam, 19 bị can bị cấm đi khỏi nơi cư trú. Các quyết định trên đã được Cơ quan Cảnh sát điều tra - Công an huyện cùng cấp thi hành theo đúng quy định.
Theo UBND tỉnh Đắk Lắk, thời gian gần đây, tình trạng khai thác rừng trái pháp luật diễn ra phức tạp ở khu vực giáp ranh giữa Khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk với huyện Krông Pa, tỉnh Gia Lai. Việc này gây ảnh hưởng không nhỏ đến công tác quản lý, bảo vệ rừng, bảo tồn đa dạng sinh học tại khu bảo tồn thiên nhiên Ea Sô.
Với tinh thần dám nghĩ, dám làm cùng những nỗ lực vận động nông dân thay đổi phương thức canh tác, hướng đến sản xuất xuất nông nghiệp hữu cơ và bảo vệ môi trường, nông dân Phan Đình Xuân (sinh năm 1955, trú thôn 8, xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk) trở thành người đi đầu và truyền cảm hứng cho nông dân hướng đến nền sản xuất nông nghiệp sạch.
Vào khoảng 15h30 ngày 11/6, trên tuyến đường liên xã đoạn qua thôn 5, xã Ea Păl, huyện Ea Kar (Đắk Lắk), đã xảy ra một vụ tai nạn giao thông giữa xe tải và xe đạp, khiến một em học sinh lớp 4 tử vong tại chỗ.
Nhiều năm qua, hơn 40 hộ dân ở thôn 15, xã Ea Đar, huyện Ea Kar (tỉnh Đắk Lắk) phải sống chung với ô nhiễm môi trường phát tán từ một cơ sở chăn nuôi lợn quy mô lớn của hộ ông Chu Hồng Sơn, cùng ở trong thôn.
Thời gian qua, tập thể Công an xã Ea Ô, huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk luôn đi đầu trong phong trào Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, góp phần giữ vững bình yên cho các thôn, xóm.
Ngày 17/8, Đại tá Phạm Minh Thắng, Phó Giám đốc Công an tỉnh Đắk Lắk cho biết, đơn vị vừa khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam 4 tháng và khám xét nơi ở đối với 3 cán bộ xã Cư Elang, huyện Ea Kar (Đắk Lắk) để phục công tác điều tra về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ và thiếu trách nhiệm trong quản lý kinh tế gây hậu quả nghiêm trọng.
Lớn lên trên vùng đất khó Cư Elang (huyện Ea Kar, tỉnh Đắk Lắk), anh Mã Văn Cương, 32 tuổi, người dân tộc Nùng được chính quyền và người dân nơi đây biết đến là một cán bộ Đoàn năng động, có nhiều đóng góp cho địa phương, một điển hình thanh niên chịu thương chịu khó, làm kinh tế giỏi.