Nhằm giúp người dân tộc thiểu số thay đổi nhận thức và có tư duy về phát triển kinh tế, huyện Đăk Glei đã huy động cả hệ thống chính trị vào cuộc để triển khai có hiệu quả Cuộc vận động “Làm thay đổi nếp nghĩ, cách làm, giúp đồng bào dân tộc thiểu số vươn lên thoát nghèo bền vững”, hướng đến xây dựng cuộc sống ngày càng giàu đẹp.
Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum vừa có báo cáo kết quả kiểm tra, làm rõ tình trạng đổ thải tại công trình kè chống sạt lở bờ sông Pô Kô (thị trấn Đăk Glei, huyện Đăk Glei).
Sông Pô Kô đoạn chảy qua thị trấn Đăk Glei huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) bị hàng nghìn m3 đất đá đổ thải, lấp dòng sông, làm biến dạng dòng chảy, gây nhiều nguy cơ tiềm ẩn cho người dân sống dọc hai bờ sông khi mùa mưa lũ chuẩn bị tới.
Tối 16/5, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) tổ chức Lễ kỷ niệm 50 năm Chiến thắng Đăk Pék và giải phóng hoàn toàn huyện Đăk Glei (16/5/1974 - 16/5/2024).
Nằm cách trung tâm huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) khoảng 34km, làng kháng chiến Xốp Dùi (xã Xốp) trước đây từng là mô hình làng kháng chiến được hình thành sớm nhất ở Tây Nguyên nói chung, Kon Tum nói riêng trong chiến tranh chống thực dân Pháp và đế quốc Mỹ. Phát huy truyền thống cách mạng hào hùng, người dân Xơ Đăng tại làng kháng chiến đã đừng bước vươn lên sau ngày giải phóng, xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc, thôn làng bình yên.
Ngày 4/2, Phòng Cảnh sát Giao thông (Công an tỉnh Kon Tum) đã xác định nguyên nhân ban đầu của vụ lật xe khách biển kiểm soát 47B-005.29, xảy ra trên địa bàn xã Đăk Kroong (huyện Đăk Glei). Đó là do tài xế đã không làm chủ tốc độ, không giảm tốc độ khi qua đoạn đường cong cua khiến xe mất lái và dẫn đến tai nạn.
Sáng 4/2, đại diện lãnh đạo huyện Đăk Glei đã thăm hỏi, hỗ trợ 3 triệu đồng cho mỗi người bị thương trong vụ tai nạn. Hiện huyện đã liên hệ nhà xe chở 34 hành khách, có cả người bị thương nhẹ về quê. Với 5 hành khách bị thương nặng đã được chở lên Bệnh viện Đa khoa tỉnh Kon Tum để điều trị kịp thời ngay trong đêm.
Vào lúc gần 22h ngày 3/2, trên địa bàn huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum đã xảy ra vụ tai nạn xe khách khiến 5 người bị thương nặng, 34 người khác bị thương nhẹ.
Huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) có gần 90% dân số là người dân tộc thiểu số sinh sống. Xác định việc triển khai các Chương trình mục tiêu Quốc gia là nhiệm vụ trọng tâm, Đăk Glei đã thực hiện đầu tư xây dựng nhiều công trình, hạng mục nhằm thay đổi diện mạo địa phương và giúp đời sống của người dân tộc thiểu số ngày càng phát triển.
Nhằm giúp đỡ những học sinh người dân tộc thiểu số, có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, ngành Giáo dục tỉnh Kon Tum đã triển khai nhiều chương trình để các em học sinh có đủ điều kiện hoàn thành tốt năm học mới 2023-2024.
Tối 2/12, tại huyện Đăk Glei, Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei tổ chức Lễ khai mạc Chợ phiên dược liệu – gia súc biên giới huyện Đăk Glei năm 2022. Đây là lần đầu tiên tại Kon Tum, một phiên chợ dược liệu – gia súc được tổ chức.
Tuyến đường ĐH 85, nối từ đường Hồ Chí Minh đi hai xã Đăk Môn và Đăk Long (huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum) có chiều dài gần 20 km. Vì đây là tuyến đường độc đạo nên lưu lượng phương tiện đi lại, vận chuyển hàng hóa, nông sản của người dân trong vùng là rất lớn. Cùng với ảnh hưởng của thiên tai và ít được sửa chữa đã khiến tuyến đường ĐH 85 bị xuống cấp, hư hỏng nặng.
Nằm ở phía Bắc của khu vực Tây Nguyên, Kon Tum là “ngôi nhà chung” của 43 dân tộc anh em cùng sinh sống. Tuy nhiên, do điều kiện địa hình hiểm trở nên tỉnh còn nhiều khu vực vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số thuộc diện đặc biệt khó khăn, trong đó có xã Mường Hoong, huyện Đăk Glei.
Huyện Đăk Glei (tỉnh Kon Tum) có gần 90% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số, đời sống còn nhiều khó khăn. Nhằm đẩy mạnh công tác phát triển đảng viên, nhất là vùng đồng bào dân tộc thiểu số, người có đạo, hướng đến việc phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn, Đảng bộ và chính quyền huyện Đăk Glei đã triển khai nhiều giải pháp trọng tâm để nâng cao chất lượng hoạt động của tổ chức cơ sở Đảng và tổ chức Đảng trực thuộc.
Vượt qua khó khăn do ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, năm 2021 vừa qua, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã đạt được nhiều kết quả quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội. Xuân này dường như vui hơn với đồng bào các dân tộc nơi đây.
Ngày 13/1, tại thôn Măng Tách, xã Đăk Long, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum, Thiếu tướng Hoàng Hữu Chiến - Phó Tư lệnh, Tham mưu trưởng Bộ đội Biên phòng cùng đoàn công tác đã phối hợp cùng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân làng” năm 2022 gắn với “Ngày hội Bánh chưng xanh”.
Nhằm thể hiện sự tri ân của các cán bộ, chiến sỹ Biên phòng đối với nhân dân trong tham gia quản lý, bảo vệ chủ quyền an ninh biên giới, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum đã tổ chức chương trình “Xuân Biên phòng ấm lòng dân làng” cho bà con thuộc 13 xã biên giới trên địa bàn. Trong đó, tại làng Bun Kon, xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei được Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Kon Tum chọn làm mô hình điểm để thực hiện chương trình, rút kinh nghiệm cho những lần thực hiện sau.
Trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã có mưa vừa, mưa to đến rất to từ đêm 16, rạng sáng 17/10, gây nhiều thiệt hại. Trong đó, huyện Đăk Glei là địa phương thiệt hại nặng nề nhất. Hiện, Uỷ ban nhân dân huyện Đăk Glei đang khẩn trương thực hiện công tác khắc phục hậu quả trên địa bàn.
Sáng 1/6, ông A Mon, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân xã Đăk Plô, huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum cho biết, tính từ ngày 11 đến hết ngày 31/5, trên địa bàn xã đã có 69 con trâu, bò bị chết, chính quyền đã vận động người dân tổ chức tiêu hủy. Đáng chú ý, tính từ tháng 4/2021 đến nay, trên địa bàn huyện Đăk Glei đã xảy ra dịch bệnh khiến gần 200 con trâu, bò bị chết.
Sáng 13/11, ông Nguyễn Quảng - Giám đốc Công ty cổ phần quản lý và xây dựng đường bộ Kon Tum cho biết, đơn vị đang khẩn trương đưa phương tiện, máy móc vào các khu vực sạt lở trên các tuyến đường để xử lý, dọn dẹp đất đá, sớm thông đường cho các phương tiện vận chuyển qua lại.
Chiều 30/11, sau một ngày tích cực làm việc, đoàn viên Công ty Điện lực Kon Tum và đoàn viên làng Đăk Tum, xã Đăk Môn, huyện Đăk Glei (Kon Tum) đã hoàn thành việc kéo dây và lắp đặt 23 đèn điện chiếu sáng dài hơn 1 km trên tuyến đường làng Đăk Tum. Ngay sau khi hoàn thành, công trình đã được bàn giao cho người dân sử dụng và bảo vệ.
Chỉ cần nhận được thông tin có vụ tai nạn là những người dân trên đỉnh đèo Lò Xo lập tức có mặt, cùng với lực lượng chức năng khẩn trương cứu nạn và bảo vệ tài sản cho những người không may bị tai nạn giao thông ở khu vực này. Sự có mặt kịp thời của họ đã cứu sống nhiều người. Những việc làm ý nghĩa của người dân đang được dệt nên bởi tình thương, tình người trên đỉnh đèo Lò Xo - nơi giáp ranh hai tỉnh Kon Tum và Quảng Nam.
Sau 2 năm triển khai “Chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên cao đẳng, trung cấp” theo Quyết định số 53/2015/QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ, hệ thống các trường cao đẳng, trung cấp nghề của tỉnh Kon Tum đã thu hút nhiều học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số theo học.
Trên địa bàn tỉnh, người Giẻ - Triêng sinh sống chủ yếu ở huyện Ngọc Hồi và huyện Đăk Glei (Kon Tum). Giống như Tết Nguyên đán của người Kinh, người Giẻ - Triêng cũng có tết cổ truyền của dân tộc mình – đó là Tết Cha Kchah.