Ngày 19/6, Ủy ban Kiểm tra Tỉnh ủy Đắk Nông đã ban hành thông cáo báo chí kết quả Kỳ họp 29 (Khóa XII) về xem xét, kết luận một số nội dung liên quan đến công tác Đảng, đảng viên. Theo đó, Ủy ban đã xem xét, thi hành kỷ luật đối với 5 cán bộ, đảng viên có dấu hiệu vi phạm, trong đó quyết định thi hành kỷ luật khiển trách một đảng viên và cảnh cáo một đảng viên.
Ngày 14/9, ông Nguyễn Hữu Ánh, Chủ tịch UBND thị trấn Ea T’ling, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) xác nhận, ông Lê Tiến Dũng (37 tuổi, trú tại thị trấn Ea T’ling) -người lấn chiếm, xây dựng trái phép tại cù lao ông Liệu trên sông Sêrêpốk (đoạn thị trấn Ea T’ling) đã tiến hành tháo dỡ công trình vi phạm.
Ngày 14/8, lãnh đạo Công an huyện Cư Jút, tỉnh Đắk Nông cho biết, đơn vị vừa phối hợp với Phòng An ninh mạng và phòng, chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (Công an tỉnh) đấu tranh, triệt phá một nhóm chuyên lừa đảo chiếm đoạt tài sản bằng hình thức kêu gọi tiền từ thiện trên mạng.
Hơn 4 tháng kể từ thời điểm UBND huyện Cư Jút (Đắk Nông) ban hành quyết định cưỡng chế buộc thực hiện biện pháp khắc phục hậu quả, công trình xây dựng trái phép của một hộ dân trên sông Sêrêpốk vẫn chưa bị xử lý.
Trung tâm Nghiên cứu ứng dụng đậu nành Vinasoy (VSAC - thuộc Công ty Sữa đậu nành Việt Nam) vừa thực hiện đợt trồng khảo nghiệm, đánh giá 1.533 nguồn gen đậu nành quý tại Trạm Khảo nghiệm đậu nành Tây Nguyên sau 10 năm thu thập, nghiên cứu. Đây là đợt trồng đánh giá toàn bộ tập đoàn nguồn gen đậu nành hiện có để làm vật liệu lai tạo giống, nhằm phát triển các giống đậu nành mới có chất lượng dinh dưỡng và năng suất cao, phù hợp với các vùng nguyên liệu khắp cả nước.
Ngày 19/4, ông Trương Văn Tú, Chủ tịch UBND xã Nam Dong, huyện Cư Jút (tỉnh Đắk Nông) xác nhận, trên địa bàn xã vừa xảy ra một vụ tai nạn thương tâm làm một cháu nhỏ tử vong và một cháu bị ngộ độc đang được cấp cứu.
Những năm tháng khó khăn trước đây, cây mì đã từng cứu đói, nuôi sống bao người con Ê đê. Ngày nay, củ và lá mì vẫn là loại nguyên liệu không thể thiếu trong đời sống ẩm thực của người Ê đê.
Người Ê đê ở xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút ( Đắk Nông) cư trú tập trung ở 4 buôn: Nui, Buôr, Trum và Êa Pô. Từ lâu, người Ê đê nơi đây dùng kiến vàng chế biến thành nhiều món ăn dân dã nhưng rất độc đáo, ngon miệng. Trong đó phải kể đến món canh chua kiến vàng, được xem là món ăn truyền thống, đặc sản của người Ê đê.
Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Đắk Nông, từ ngày 6-8/8, trên địa bàn tỉnh Đắk Nông liên tục có mưa to, gây ngập cục bộ tại một số địa phương. Qua thống kê sơ bộ, có khoảng 1.000 ha cây trồng và hơn 60 căn nhà của người dân trên địa bàn tỉnh Đắk Nông bị ngập nước.
Theo tiếng Ê đê, “Djam” nghĩa là canh, “tang” là tên một loại cây mọc ở sông Sêrêpốk, Krông Ana, Krông Nô... Từ lâu, người Ê đê đã biết dùng đọt, lá và hoa của loài cây này nấu với cá sông thành món canh ngon, bổ dưỡng.
Đắk Nông có thêm 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới là Quảng Tín (huyện Đắk R’Lấp), Đắk Nia (thị xã Gia Nghĩa), Thuận An (huyện Đắk Mil), Nâm N’Jang (huyện Đắk Song) và Trúc Sơn (huyện Cư Jút). Như vậy, đến nay, toàn tỉnh Đắk Nông đã có 15 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới.
Trong chuyến thăm và làm việc tại Đắk Nông, sáng 15/1, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng Đoàn công tác của Trung ương đã đến thăm, chúc Tết, tặng quà các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo đồng bào dân tộc thiểu số tại buôn Nui, xã Tâm Thắng, huyện Cư Jút.