Thông tin từ UBND huyện Chư Pưh (Gia Lai), địa phương đã nhận được báo cáo, đề xuất của Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 về hỗ trợ nhà ở, vật kiến trúc của người dân nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió. Theo đó, Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao Nguyên 1 phối hợp với chính quyền địa phương rà soát, xác định có 4 hộ dân có nhà ở, vật kiến trúc bị ảnh hưởng trực tiếp do nằm trong hành lang an toàn cột tháp gió, đồng thời, thỏa thuận và đạt được thống nhất của 3/4 hộ dân về phương án bồi thường, hỗ trợ.
Việc thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2021 - 2025 tại tỉnh Gia Lai đã từng bước cải thiện và nâng cao chất lượng đời sống của người dân, thay đổi diện mạo nông thôn đặc biệt là vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Liên quan đến vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào chiều 12/8 tại km1646+500 đường Hồ Chí Minh, thuộc thôn Tao Chor, xã Ia Hrú, huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai, tối 12/8, Ban An toàn giao thông tỉnh Gia Lai đã có báo cáo cụ thể về vụ tai nạn này.
Theo thông tin từ lực lượng chức năng cho biết: Ba người tử vong trong vụ tai nạn xảy ra chiều 12/8 trên tuyến quốc lộ 14 đoạn qua địa phận huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai đều là thành viên của Câu lạc bộ bóng đá Hoàng Anh Gia Lai.
Chiều 12/8, một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng đã xảy ra trên tuyến đường quốc lộ 14 đoạn qua huyện Chư Pưh (tỉnh Gia Lai), khiến 4 người thương vong. Hiện lực lượng chức năng đang nỗ lực phân luồng giao thông, xử lý hiện trường và điều tra nguyên nhân dẫn đến vụ tai nạn.
UBND huyện Chư Pưh đề nghị Công ty cổ phần Đầu tư phát triển điện gió Cao nguyên 1 tạm dừng các hoạt động liên quan việc chạy vận hành thử nghiệm cho đến khi giải quyết xong vấn đề bồi thường, hỗ trợ liên quan đến hành lang điện gió nhằm tránh làm tình hình thêm phức tạp, gây mất an ninh trật tự tại địa phương.
Gia Lai đang bước vào thời điểm nắng nóng, hanh khô nhất trong năm, nguy cơ xảy ra hỏa hoạn, cháy rừng… luôn tiềm ẩn ở mức cao. Đặc biệt, hàng ngàn hecta tiêu bị chết, bỏ hoang không được phát dọn thảm thực vật khiến nguy cơ cháy lan luôn thường trực.
Ở Tây Nguyên, cồng chiêng được xem là linh hồn của các buôn làng. Theo đó, có những người con sinh ra để làm nghề “bác sĩ” - khám, chữa bệnh cho cồng chiêng mỗi khi chúng hư hỏng, lạc tông nhạc. Mặc dù còn rất ít những người biết chỉnh chiêng trong cộng đồng dân tộc thiểu số tại Gia Lai, nhưng một khi đã đam mê, những người này “say nghề” không dứt.
Sáng 8/8, đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng, đến dự Lễ khánh thành công trình Trường Phổ thông Dân tộc bán trú Trung học cơ sở A Ma Trang Lơng tại xã vùng 3 đặc biệt khó khăn của huyện Chư Pưh, tỉnh Gia Lai. Đồng chí đã trực tiếp gắn biển công trình, cắt băng khánh thành ngôi trường này.
Lần đầu được phát hiện giữa tháng 5/2019, đến nay, sâu keo mùa thu đã lan rộng, gây nhiễm trên 4.500 ha ngô (bắp) tại 11 huyện, thị xã của tỉnh Gia Lai trên tổng số gần 30.000 ha ngô toàn tỉnh. Trong khi các loại thuốc sử dụng do Cục Bảo vệ thực vật khuyến cáo khá khan hiếm, thì ngành nông nghiệp và người nông dân tại Gia Lai đang tự tìm các phương pháp để ngăn chặn sự lây lan và tiêu diệt loài sâu hại này.
Dự án chuyển đổi 50.000 ha rừng nghèo sang trồng cây cao su trên địa bàn tỉnh Gia Lai được triển khai từ năm 2008. Qua 10 năm, những kỳ vọng của dự án đều phá sản, hàng chục nghìn ha cao su chết, kém phát triển; đất dự án bị sử dụng sai mục đích để nuôi bò, trồng cây nông nghiệp hoặc cho thuê.