Hiện nay, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã mở rộng diện tích vùng trồng chuyên canh thanh long lên khoảng 6.200 ha, lớn nhất tỉnh Tiền Giang; trong đó, có gần 4.500 ha đang cho thu hoạch với sản lượng mỗi năm đạt trên 142.000 tấn sản phẩm cung ứng thị trường, chủ yếu xuất khẩu.
Vào những ngày này, giá gà thịt ở tỉnh Tiền Giang tăng nhẹ nên người chăn nuôi phấn khởi bởi có lãi cao so với năm 2023. Tại huyện Chợ Gạo, vùng chuyên canh gia cầm lớn nhất của tỉnh Tiền Giang, giá gà ta Bình Định được mua tại chuồng với giá 56.000 đồng/kg, gà tre có giá 77.000 đồng/kg, gà nòi có giá 70.000 đồng/kg.
Tiền Giang hiện có 82.353 ha diện tích vườn cây ăn trái với sản lượng 940.574 tấn cùng một số trái cây đặc sản có có lợi thế cạnh tranh, nhu cầu tiêu dùng lớn, đã khẳng định được thương hiệu trên thị trường trong ngoài nước như thanh long, sầu riêng, xoài cát Hòa Lộc… Để cây ăn trái của Tiền Giang phát triển bền vững, địa phương đã và đang triển khai nhiều giải pháp thích hợp để nâng cao được chuỗi giá trị của cây ăn trái cũng như đảm bảo được đầu ra ổn định trong tương lai.
Với tinh thần sáng tạo của tuổi trẻ, anh Nguyễn Hoàng Việt, sinh năm 1991, cư ngụ ấp Phú Thạnh A, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đã lập nghiệp thành công với mô hình nuôi hươu sao cho thu nhập gần 450 triệu đồng/năm.
Hiện nay, giá bưởi da xanh tại Tiền Giang đang hồi phục mạnh, mang lại nguồn thu nhập khá cho nông dân trồng bưởi để ổn định sản xuất và đời sống sau đại dịch COVID-19.
Tiền Giang có 118 xã, chiếm 83,51% số xã trong tỉnh được công nhận đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới, 10 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao chiếm 6,99%. Toàn tỉnh có 5 đơn vị cấp huyện được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới cấp huyện hoặc hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới là thị xã Cai Lậy, thị xã Gò Công, thành phố Mỹ Tho, hai huyện Chợ Gạo và Gò Công Đông. Tỉnh phấn đấu năm 2021 có thêm 13 xã đạt chuẩn và ra mắt xã nông thôn mới, 14 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, một huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Hưởng ứng thực hiện Đề án “Cắt vụ, chuyển đổi mùa vụ các huyện phía Đông” tỉnh Tiền Giang, nông dân các huyện Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công tích cực tổ chức lại sản xuất, đưa nhiều cây con có giá trị vào cơ cấu sản xuất, tạo ra những mô hình kinh tế tổng hợp, hiệu quả cao hơn hẳn trồng lúa độc canh truyền thống.
Ngày 7/10, Ủy ban nhân dân tỉnh Tiền Giang tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận huyện Chợ Gạo đạt chuẩn nông thôn mới năm 2020. Đây là huyện thứ hai của tỉnh Tiền Giang đạt chuẩn nông thôn mới sau huyện Gò Công Đông (được công bố vào ngày 1/9).
Ở Tiền Giang, nông dân Đỗ Hiếu Liêm, cư ngụ tại xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo là tấm gương tiên phong trong việc chủ động nắm bắt khoa học công nghệ, nâng cao hiệu quả sản xuất để làm giàu, tích cực góp phần vào công cuộc xây dựng nông thôn mới.
“Vua bưởi da xanh” là danh hiệu người dân vùng trồng chuyên canh bưởi da xanh xã Song Bình, huyện Chợ Gạo (Tiền Giang) dành cho ông Phạm Hoàng Minh (sinh năm 1950), nông dân làm giàu từ cây bưởi da xanh đặc sản tại địa phương.
Nhằm phòng tránh hạn mặn gây hại đồng thời cụ thể hóa chủ trương sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, trong vụ Đông Xuân 2017 – 2018, nông dân tỉnh Tiền Giang đã chuyển đổi trên 1.800 ha đất lúa ở những địa bàn khó khăn: ven biển, xa nguồn nước bơm tưới, đất gò cao trồng lúa kém hiệu quả, đất nhiễm phèn Đồng Tháp Mười,…sang trồng các loại rau màu kinh tế như: dưa hấu, bắp ăn, ớt, rau đậu các loại,…mang lại thu nhập cao vừa giảm nguy cơ thiên tai. Đời sống nhân dân do vậy ổn định.
Việc chuyển đổi sản xuất ở những địa bàn canh tác khó khăn, xây dựng những mô hình kinh tế hiệu quả tại Tiền Giang theo hướng thích ứng biến đổi khí hậu đã giúp không ít nông hộ làm giàu bền vững.
Tại Tiền Giang, phong trào cựu chiến binh làm kinh tế giỏi đang mang lại kết quả tích cực với nhiều mô hình sáng tạo, cách làm hay được nhân rộng. Cựu chiến binh Võ Văn Chuột, xã Phú Kiết, huyện Chợ Gạo đã đi tiên phong chuyển đổi cây trồng vật nuôi trên nền đất lúa. Cách tổ chức sản xuất hiệu quả của ông đã trở thành kinh nghiệm về tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp trên phạm vi nông hộ.
Bằng tình yêu thương với các em nhỏ, lòng yêu nghề đã giúp cô giáo trẻ Huỳnh Thị Kiều Quyên, trường mẫu giáo Xuân Đông, huyện Chợ Gạo tỉnh Tiền Giang sáng tạo ra nhiều mô hình phục vụ công tác dạy và học, qua đó nâng cao chất lượng giáo dục mầm non ở xã vùng sâu Xuân Đông của tỉnh Tiền Giang.