Trong mỗi mùa mưa lũ, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam không chỉ đối mặt với nạn sạt lở núi, mà còn thường xuyên hứng chịu tình trạng sạt lở đất ven sông suối, gây thiệt hại nặng về tài sản, đe dọa sự an toàn tính mạng của người dân. Để khắc phục tình trạng này, từ nhiều nguồn vốn, Quảng Nam đã đầu tư hàng nghìn tỷ đồng xây dựng nhiều công trình chống sạt lở, xây dựng cơ sở hạ tầng các khu tái định cư để ổn định chỗ ở và bố trí đất sản xuất cho đồng bào.
Lễ hội Văn hóa các dân tộc miền núi huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam năm 2022 đã khai mạc vào tối 22/8 tại thị trấn Trà My với mục tiêu sâu xa là góp phần hạn chế thấp nhất việc biến tấu, làm phai mờ văn hóa truyền thống của các dân tộc trong cuộc sống đương đại, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy bản sắc văn hóa của cộng đồng các dân tộc anh em.
Do ảnh hưởng của không khí lạnh kết hợp với hoàn lưu của bão số 5 nên các địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Nam có mưa to đến rất to trên diện rộng, khiến nước sông Trường và sông Nước Oa lên cao, đã làm cho tuyến Quốc lộ 40B đi từ huyện Bắc Trà My đến Nam Trà My bị chia cắt, cô lập huyện vùng cao Nam Trà My.
Ngày 22/2, bà con đồng bào Cor, huyện Bắc Trà My, tỉnh Quảng Nam cùng chính quyền địa phương đã tổ chức Lễ hội cầu mưa và thả cá giống tái tạo nguồn lợi thủy sản lòng hồ thủy điện Sông Tranh 2.
Ông Hồ Trường Sinh, 62 tuổi, là một trong những người có uy tín tiêu biểu trong đồng bào dân tộc thiểu số của tỉnh Quảng Nam về phát triển kinh tế rừng.
Người Cor là cư dân sinh sống lâu đời trên những triền núi thấp và thung lũng nhỏ thuộc hai huyện Trà Bồng và Trà Thủy (tỉnh Quảng Ngãi) và huyện Bắc Trà My (tỉnh Quảng Nam). Đồng bào Cor hiện còn duy trì nhiều nghi lễ liên quan đến lao động sản xuất, tín ngưỡng dân gian… nhằm tạ ơn trời đất, cầu cho mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu.