Đan lát thủ công là nghề truyền thống bao đời nay của đồng bào H’rê, huyện Minh Long, tỉnh Quảng Ngãi. Mặc dù xã hội phát triển, đời sống người dân nâng cao nhưng nhiều gia đình vẫn giữ nghề này và sử dụng vật dụng như giỏ, gùi, rổ, nia hay chiếu trong đời sống, sinh hoạt và sản xuất.
Thủ tướng Chính phủ vừa có Quyết định số 1659/QĐ-TTg về Phê duyệt mục tiêu, nhiệm vụ tăng cường năng lực sản xuất chương trình truyền hình tiếng dân tộc giai đoạn 2021 - 2025.
Tỉnh Bình Định hiện có 27 dân tộc thiểu số sinh sống, trong đó đồng bào dân tộc Chăm, Bana và H’rê chiếm số đông với 9.300 hộ, 35.700 nhân khẩu cư trú lâu đời. Từ xa xưa, cồng chiêng luôn được coi là phương tiện thể hiện đậm đà nhất các giá trị, bản sắc, văn hóa, tín ngưỡng, đời sống của đồng bào các dân tộc thiểu số Bana, H’rê, Ê đê… Để bảo tồn và phát huy văn hóa cồng chiêng, từ năm 2018 đến nay, UBND tỉnh Bình Định đã giao Ban Dân tộc tỉnh tổ chức mua 119 bộ cồng chiêng tặng 119 thôn làng đồng bào dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh.
Lo ngại bản sắc văn hóa của dân tộc mình dần bị mai một, ông Đinh Công Bôn – một người con của bản làng H’rê ở thôn Tà Mùng, xã Sơn Trung, huyện Sơn Hà, tỉnh Quảng Ngãi đã dày công sưu tầm và bảo tồn những hiện vật và nhạc cụ quý hiếm của dân tộc H’rê. Sau 6 năm ròng rã, ông Bôn đã tự thành lập một “bảo tàng” văn hóa nhỏ tại gia đình nhằm giới thiệu cho con cháu về những giá trị văn hóa của cha ông mình.
Làng Vi Ô Lắc (xã Pờ Ê, huyện Kon Plông, Kon Tum) là nơi cư trú lâu đời của đồng bào H’Rê, nơi đây người dân còn lưu giữ được nhiều lễ hội liên quan đến hoạt động sản xuất nông nghiệp. Trong đó, lễ đón bầu nước thiêng từ dòng suối được coi là nghi lễ truyền thống quan trọng, lớn nhất trong năm đánh dấu sự mở đầu một năm trồng cấy. La Hênh – suối Hồi môn của làng Vi Ô Lắc.