Đến Lào Cai vào thời điểm này, du khách không chỉ được chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của những thửa ruộng bậc thang ngả màu vàng óng mà còn được thưởng thức vị ngọt thanh mát, thơm giòn của quả hồng không hạt. Hồng giòn không hạt được trồng ở một số huyện vùng cao của Lào Cai, tập trung lớn nhất ở Mường Khương.
Chiều 30/9, UBND huyện Cao Lộc, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức Ngày hội hồng không hạt Bảo Lâm năm 2022. Đây là một trong những hoạt động góp phần nâng cao hiệu quả truyền thông trong các doanh nghiệp, hợp tác xã, thương lái và người tiêu dùng hiểu rõ hơn về sản phẩm hồng không hạt Bảo Lâm; đồng thời mở rộng giao lưu văn hóa, hợp tác phát triển kinh tế, thúc đẩy hoạt động du lịch gắn với liên kết tiêu thụ nông sản vùng miền…
Phù hợp với khí hậu, thổ nhưỡng, dễ trồng và ít bị sâu bệnh nên những năm gần đây, nhiều hộ đồng bào ở Bắc Kạn đã đẩy mạnh trồng hồng không hạt, tạo vùng sản xuất hàng hóa quy mô hơn, tăng cường quảng bá thương hiệu, làm giàu từ loại nông sản này.
Hiện nay, Bắc Kạn đang vào chính vụ thu hoạch hồng không hạt, đây là cây trồng đặc hữu phù hợp với đất đồi ở Bắc Kạn. Hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Với giá bán hiện nay từ 20.000 - 30.000 đồng/kg, cây hồng không hạt đã mang lại hiệu quả kinh tế cao giúp nhiều hộ dân thoát nghèo vươn lên làm giàu.
Hồng không hạt Bắc Kạn là loại cây bản địa, mang nguồn gien quý hiếm, sinh trưởng và phát triển ở vùng đất và khí hậu đặc thù, kinh nghiệm ngâm hồng của đồng bào dân tộc thiểu số ở địa phương đã tạo ra giá trị riêng biệt.
Hồng không hạt Bắc Kạn đã được cấp giấy chứng nhận chỉ dẫn địa lý và nằm trong top 100 nhãn hiệu nổi tiếng nhất Việt Nam. Những năm qua, hồng không hạt là cây trồng chủ lực phát triển kinh tế địa phương giúp nhiều hộ dân thoát nghèo.