Tham dự có đại diện các bộ, ngành liên quan; đại diện các đơn vị thuộc Tổng cục Lâm nghiệp; Chi cục Kiểm lâm một số tỉnh, thành phố; một số tổ chức phi chính phủ và nhà khoa học có liên quan tại Việt Nam.
Theo ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ quản lý rừng đặc dụng phòng hộ, Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái đặc thù, đặc biệt là đa dạng thành phần loài. Hiện nay thành phần loài tập trung chủ yếu ở các khu rừng đặc dụng của nước ta. Do đó, việc bảo tồn động vật quý hiếm có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản để bảo tồn các loài quý hiếm. Cụ thể, từ 2006 Chính phủ đã ban hành các kế hoạch hành động bảo vệ thành phần loài, trong đó có loài voi là lớn nhất. Đến năm 2012 Chính phủ đánh giá ghi nhận sự thành công của quần thể voi đang được bảo tồn và phát triển bền vững. Đồng thời tiếp tục thúc đẩy thực hiện chương trình bảo tồn các loài: voi, hổ, gấu, thú nhỏ, rùa, bò sát… giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030.
Đối với loài Sao La, đây là loài phân bố rất hẹp, phân bố ở hệ sinh thái rừng Trường Sơn, ở hai phía Việt – Lào và nằm trong nhóm mục của Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Ông Trần Thế Liên cho rằng trong thời gian qua mặc dù được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý trong công tác bảo tồn loài Sao La, nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là trong điều kiện tự nhiên quần thể Sao La ngày càng bị suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Do đó, trong thời gian tới cần có những chính sách, kế hoạch hành động khẩn cấp để bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Đại diện IUCN William Robichaux đánh giá cao sự nỗ lực của các nhóm công tác trong việc bảo tồn loài Sao La. Ông William Robichaux cho biết: Việc bảo tồn loài Sao La không phải là việc đơn giản của một cá nhân, để duy trì và phát triển loài này cần phải có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan. Nếu chúng ta không lên tiếng về loài Sao La thì có nguy cơ tuyệt chủng sẽ rất lớn.
Sao La (tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis) là loài thú lớn đặc hữu hẹp của hệ sinh thái rừng Trường Sơn. Vào tháng 5/1992 Sao La được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) và được xem là một phát hiện ấn tượng nhất đối với giới khoa học thế giới. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 cá thể Sao La nữa cũng trong năm 1992. Sau này Sao La cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào.
Hiện tại có các khu cảnh quan bảo tồn Sao La như: Khu cảnh quan bảo tồn Sao La Tây Nam Quảng Bình - Tây Bắc Quảng Trị; Khu bảo tồn Sao La Tây Nam Thừa Thiên Huế - Tây Bắc Quảng Nam…
Tại Hội thảo, Ban tổ chức đã giới thiệu Bản ghi nhớ Hợp tác về Chương trình nhân nuôi bảo tồn Sao La, đồng thời ký kết hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và tổ chức IUCN về xây dựng Chương trình nhân nuôi bảo tồn loài Sao La.
Theo ông Trần Thế Liên, Vụ trưởng Vụ quản lý rừng đặc dụng phòng hộ, Việt Nam được cộng đồng quốc tế ghi nhận là một quốc gia có nguồn tài nguyên đa dạng sinh học cao với nhiều hệ sinh thái đặc thù, đặc biệt là đa dạng thành phần loài. Hiện nay thành phần loài tập trung chủ yếu ở các khu rừng đặc dụng của nước ta. Do đó, việc bảo tồn động vật quý hiếm có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đất nước.
Vừa qua, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành các văn bản để bảo tồn các loài quý hiếm. Cụ thể, từ 2006 Chính phủ đã ban hành các kế hoạch hành động bảo vệ thành phần loài, trong đó có loài voi là lớn nhất. Đến năm 2012 Chính phủ đánh giá ghi nhận sự thành công của quần thể voi đang được bảo tồn và phát triển bền vững. Đồng thời tiếp tục thúc đẩy thực hiện chương trình bảo tồn các loài: voi, hổ, gấu, thú nhỏ, rùa, bò sát… giai đoạn 2020 tầm nhìn 2030.
Đối với loài Sao La, đây là loài phân bố rất hẹp, phân bố ở hệ sinh thái rừng Trường Sơn, ở hai phía Việt – Lào và nằm trong nhóm mục của Nghị định 160/2013/NĐ-CP về tiêu chí xác định loài và chế độ quản lý loài thuộc danh mục loài nguy cấp, quý, hiếm được ưu tiên bảo vệ.
Ông Trần Thế Liên cho rằng trong thời gian qua mặc dù được sự quan tâm của chính quyền địa phương và cơ quan quản lý trong công tác bảo tồn loài Sao La, nhưng vấn đề đặt ra hiện nay là trong điều kiện tự nhiên quần thể Sao La ngày càng bị suy giảm và có nguy cơ tuyệt chủng rất cao. Do đó, trong thời gian tới cần có những chính sách, kế hoạch hành động khẩn cấp để bảo tồn loài động vật quý hiếm này.
Đại diện IUCN William Robichaux đánh giá cao sự nỗ lực của các nhóm công tác trong việc bảo tồn loài Sao La. Ông William Robichaux cho biết: Việc bảo tồn loài Sao La không phải là việc đơn giản của một cá nhân, để duy trì và phát triển loài này cần phải có sự tham gia của các cơ quan, tổ chức liên quan. Nếu chúng ta không lên tiếng về loài Sao La thì có nguy cơ tuyệt chủng sẽ rất lớn.
Sao La (tên khoa học là Pseudoryx nghetinhensis) là loài thú lớn đặc hữu hẹp của hệ sinh thái rừng Trường Sơn. Vào tháng 5/1992 Sao La được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới tại Vườn quốc gia Vũ Quang (Hà Tĩnh) và được xem là một phát hiện ấn tượng nhất đối với giới khoa học thế giới. Sau đó, các nhà khoa học đã tiếp tục tìm kiếm và phát hiện thêm 20 cá thể Sao La nữa cũng trong năm 1992. Sau này Sao La cũng được tìm thấy ở các nơi khác trong phạm vi của rừng Trường Sơn thuộc các tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh, Thừa Thiên – Huế, Quảng Nam và nhiều tỉnh thuộc Lào.
Hiện tại có các khu cảnh quan bảo tồn Sao La như: Khu cảnh quan bảo tồn Sao La Tây Nam Quảng Bình - Tây Bắc Quảng Trị; Khu bảo tồn Sao La Tây Nam Thừa Thiên Huế - Tây Bắc Quảng Nam…
Tại Hội thảo, Ban tổ chức đã giới thiệu Bản ghi nhớ Hợp tác về Chương trình nhân nuôi bảo tồn Sao La, đồng thời ký kết hợp tác giữa Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn và tổ chức IUCN về xây dựng Chương trình nhân nuôi bảo tồn loài Sao La.
Lý Thanh Hương