Quyết định 53 triển khai tại Kon Tum là chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên người đồng bào dân tộc thiểu số thuộc hộ nghèo theo đúng 12 tháng trong năm dương lịch, được chia làm hai lần hỗ trợ/năm. Nhưng đã gần hết năm 2017, các đối tượng thụ hưởng vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ.
Thầy Mai Ngọc Kiên - Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Kon Tum cho biết, đầu năm học 2016-2017, khi tuyển sinh đầu vào, các học sinh được tư vấn về chính sách nội trú cho người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nên trường đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, học sinh vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ nên có 66 học sinh K14 (tuyển sinh năm học 2017-2018) nằm trong diện được hỗ trợ theo Quyết định 53 đã bỏ học vì không đủ chi phí sinh hoạt.
Hầu hết gia đình các học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tại Kon Tum đều thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nên việc học thường dở dang, tình trạng thất nghiệp, lêu lổng của thanh niên trong thôn, làng còn nhiều. Biết đến chính sách hỗ trợ của Chính phủ qua sự khuyến khích, động viên của những bạn tham gia học khóa trước, các học sinh đã tham gia học nghề, học thêm văn hóa để có điều kiện lập thân, lập nghiệp phụ giúp gia đình. Từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều gia đình phải bán lúa giống hoặc vay mượn tiền cho con họ sinh hoạt, nhiều học sinh quyết định bỏ học giữa chừng về với gia đình vì không có tiền sinh hoạt cá nhân.
Tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum, các học viên cũng đang chờ tiền hỗ trợ. Em Y Bỉ, học viên lớp Quản lý đất đai K11 chia sẻ: “Gia đình em rất khó khăn, em dự tính học xong lớp 12 sẽ nghỉ ở nhà phụ giúp cha mẹ. Năm 2016, nghe bạn bè nói nếu nhập học em được hưởng chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo nội trú nên em đã mạnh dạn theo học. Mấy tháng đợi chưa có tiền hỗ trợ, em quyết định nghỉ học vì không có tiền sinh hoạt nhưng thầy cô đã động viên khuyến khích em học tiếp. Đến cuối năm 2016 thì chúng em được nhận tiền hỗ trợ từ Quyết định 53, có tiền trang trải các chi phí, mua đồ dùng học tập nên em quyết định theo học tiếp. Thế nhưng từ đầu năm 2017 đến nay chúng em chưa nhận được hỗ trợ, em và các bạn đang rất khó khăn, không biết phải đợi đến bao giờ”.
Em Y Blanh, sinh viên lớp Sinh-Kỹ thuật nông nghiệp K21, trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum cho biết: “Năm 2016, có tiền hỗ trợ từ Quyết định 53, em có tiền mua sách vở, dụng cụ học tập, sinh hoạt hàng tháng. Gia đình thuộc diện khó khăn nên có tiền hỗ trợ này cha mẹ em yên tâm, khi xuống thành phố học, có tiền hỗ trợ tụi em không phải vất vả đi làm thêm, dành nhiều thời gian cho việc học hơn. Nếu được nhận tiền hỗ trợ hàng tháng thì chúng em sẽ chủ động được chi phí sinh hoạt hơn”.
Theo thầy Nguyễn Bình Dân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, chính sách hỗ trợ nội trú đối với học sinh, sinh viên đã tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng có thêm động lực đến trường học nghề. Ngoài ra, còn hỗ trợ nâng cao trình độ văn hóa để tự tin trên con đường lập thân, lập nghiệp góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh có trên 500 học sinh, sinh viên được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 53 của Thủ tướng Chính phủ. Từ khi triển khai chính sách đến nay, đã thu hút thêm nhiều đối tượng theo học tại các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn. Từ thực trạng cũng như kiến nghị của các trường về việc chậm ngân sách, Sở đề nghị tỉnh cho tạm ứng nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ các trường, giúp học sinh có chi phí học tập kịp thời. Khi nguồn ngân sách Trung ương chuyển về sẽ hoàn trả theo đúng quy định.
Thầy Mai Ngọc Kiên - Phó Hiệu trưởng Trường Trung cấp nghề Kon Tum cho biết, đầu năm học 2016-2017, khi tuyển sinh đầu vào, các học sinh được tư vấn về chính sách nội trú cho người đồng bào dân tộc thiểu số có hoàn cảnh khó khăn nên trường đã tuyển sinh vượt chỉ tiêu. Tuy nhiên, từ đầu năm 2017 đến nay, học sinh vẫn chưa nhận được tiền hỗ trợ nên có 66 học sinh K14 (tuyển sinh năm học 2017-2018) nằm trong diện được hỗ trợ theo Quyết định 53 đã bỏ học vì không đủ chi phí sinh hoạt.
Hầu hết gia đình các học sinh người đồng bào dân tộc thiểu số tại Kon Tum đều thuộc diện hộ nghèo, có hoàn cảnh khó khăn nên việc học thường dở dang, tình trạng thất nghiệp, lêu lổng của thanh niên trong thôn, làng còn nhiều. Biết đến chính sách hỗ trợ của Chính phủ qua sự khuyến khích, động viên của những bạn tham gia học khóa trước, các học sinh đã tham gia học nghề, học thêm văn hóa để có điều kiện lập thân, lập nghiệp phụ giúp gia đình. Từ đầu năm 2017 đến nay, nhiều gia đình phải bán lúa giống hoặc vay mượn tiền cho con họ sinh hoạt, nhiều học sinh quyết định bỏ học giữa chừng về với gia đình vì không có tiền sinh hoạt cá nhân.
Tại Trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Kon Tum, các học viên cũng đang chờ tiền hỗ trợ. Em Y Bỉ, học viên lớp Quản lý đất đai K11 chia sẻ: “Gia đình em rất khó khăn, em dự tính học xong lớp 12 sẽ nghỉ ở nhà phụ giúp cha mẹ. Năm 2016, nghe bạn bè nói nếu nhập học em được hưởng chính sách hỗ trợ học sinh, sinh viên nghèo nội trú nên em đã mạnh dạn theo học. Mấy tháng đợi chưa có tiền hỗ trợ, em quyết định nghỉ học vì không có tiền sinh hoạt nhưng thầy cô đã động viên khuyến khích em học tiếp. Đến cuối năm 2016 thì chúng em được nhận tiền hỗ trợ từ Quyết định 53, có tiền trang trải các chi phí, mua đồ dùng học tập nên em quyết định theo học tiếp. Thế nhưng từ đầu năm 2017 đến nay chúng em chưa nhận được hỗ trợ, em và các bạn đang rất khó khăn, không biết phải đợi đến bao giờ”.
Em Y Blanh, sinh viên lớp Sinh-Kỹ thuật nông nghiệp K21, trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum cho biết: “Năm 2016, có tiền hỗ trợ từ Quyết định 53, em có tiền mua sách vở, dụng cụ học tập, sinh hoạt hàng tháng. Gia đình thuộc diện khó khăn nên có tiền hỗ trợ này cha mẹ em yên tâm, khi xuống thành phố học, có tiền hỗ trợ tụi em không phải vất vả đi làm thêm, dành nhiều thời gian cho việc học hơn. Nếu được nhận tiền hỗ trợ hàng tháng thì chúng em sẽ chủ động được chi phí sinh hoạt hơn”.
Theo thầy Nguyễn Bình Dân - Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Sư phạm Kon Tum, chính sách hỗ trợ nội trú đối với học sinh, sinh viên đã tạo điều kiện cho các đối tượng thụ hưởng có thêm động lực đến trường học nghề. Ngoài ra, còn hỗ trợ nâng cao trình độ văn hóa để tự tin trên con đường lập thân, lập nghiệp góp phần xây dựng quê hương, đất nước.
Ông Nguyễn Văn Quyền - Trưởng phòng Dạy nghề, Sở Lao động, Thương binh và Xã hội tỉnh Kon Tum cho biết: Hiện trên địa bàn tỉnh có trên 500 học sinh, sinh viên được thụ hưởng chính sách hỗ trợ theo Quyết định 53 của Thủ tướng Chính phủ. Từ khi triển khai chính sách đến nay, đã thu hút thêm nhiều đối tượng theo học tại các trường cao đẳng, trung cấp trên địa bàn. Từ thực trạng cũng như kiến nghị của các trường về việc chậm ngân sách, Sở đề nghị tỉnh cho tạm ứng nguồn kinh phí địa phương hỗ trợ các trường, giúp học sinh có chi phí học tập kịp thời. Khi nguồn ngân sách Trung ương chuyển về sẽ hoàn trả theo đúng quy định.
Hồng Điệp