Học Bác qua những việc làm thiết thực tại Trường Trung học Phổ thông Đình Lập

Đảng viên, giáo viên Vi Thị Khuyên, Bí thư Đoàn Trường THPT Đình Lập đoạt giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ III, năm 2022” với tiết dạy về Pháp luật và đời sống. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN
Đảng viên, giáo viên Vi Thị Khuyên, Bí thư Đoàn Trường THPT Đình Lập đoạt giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ III, năm 2022” với tiết dạy về Pháp luật và đời sống. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Đình Lập là huyện vùng cao biên giới nằm ở phía Đông Nam tỉnh Lạng Sơn, tỷ lệ người dân tộc thiểu số chiếm 89,26%. Năm học 2023 - 2024, Trường Trung học Phổ thông Đình Lập, huyện Đình Lập có hơn 600 học sinh và 50 cán bộ, giáo viên, nhân viên, trong đó có 34 đảng viên. Xác định tầm quan trọng của việc học và làm theo Bác, Trường đã có cách làm thiết thực, hiệu quả, lan tỏa việc học và làm theo Bác sâu rộng trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, xây dựng chi bộ trong sạch, vững mạnh.

Học Bác qua những việc làm thiết thực tại Trường Trung học Phổ thông Đình Lập ảnh 1Trường THPT Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Bí thư Chi bộ, Hiệu trưởng Trường Trung học Phổ thông Đình Lập Trần Thị Xuân cho biết: Thực hiện Kết luận 01-KL/TW ngày 18/5/2021 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị khóa XII “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Chi bộ xây dựng “Mô hình chuyển đổi số trường học”. Chi bộ chỉ đạo 100% đảng viên tham gia và thường xuyên đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện. Cuối năm 2022, Chi bộ sơ kết mô hình đánh giá hiệu quả, hạn chế, đồng thời biểu dương, khen thưởng 9 đảng viên có thành tích tiêu biểu trong thực hiện mô hình.

Học Bác qua những việc làm thiết thực tại Trường Trung học Phổ thông Đình Lập ảnh 2Đảng viên, giáo viên Hoàng Thị Thu Hằng hướng dẫn học sinh Lớp 10A2, Trường THPT Đình Lập môn Ngữ văn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Không chỉ xây dựng mô hình trên, với phương châm “mỗi thầy cô giáo là một tấm gương về đạo đức, tự học và sáng tạo; thi đua dạy tốt và học tốt”, việc học và làm theo Bác được cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường lan tỏa, hưởng ứng bằng nhiều việc làm thiết thực. Trong đó giáo viên, nhân viên đẩy mạnh thực hiện quy chế văn hóa công sở và đạo đức công vụ; thực hiện kỷ luật, kỷ cương trong cơ quan. 100% giáo viên nhà trường đăng ký giúp đỡ đồng nghiệp phát triển, giúp đỡ học sinh tiến bộ. Năm học 2021 - 2022, 37/37 giáo viên được giúp đỡ phát triển, đạt 100%; 135/161 học sinh được giúp đỡ có tiến bộ, đạt gần 84%.

Học Bác qua những việc làm thiết thực tại Trường Trung học Phổ thông Đình Lập ảnh 3Đảng viên, giáo viên Vi Thị Khuyên, Bí thư Đoàn Trường THPT Đình Lập đoạt giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ III, năm 2022” với tiết dạy về Pháp luật và đời sống. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Đảng viên Vi Thị Khuyên, Bí thư Đoàn Trường Trung học Phổ thông Đình Lập đạt giải thưởng “Nhà giáo trẻ tiêu biểu cấp Trung ương lần thứ III, năm 2022”, đại biểu của tỉnh Lạng Sơn tham gia Đại hội Thanh niên tiên tiến làm theo lời Bác toàn quốc lần thứ VII chia sẻ: "Được sự chỉ đạo, giúp đỡ của Chi bộ, Ban Giám hiệu nhà trường, tôi học và làm theo Bác gắn với công tác chuyên môn, hoạt động đoàn. Tôi học Bác tinh thần tự học, nghiên cứu, sáng tạo tích cực ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy. Đồng thời sắp xếp công việc khoa học, nói đi đôi với làm, nêu gương cho học sinh trong các hoạt động". Từ năm 2019 đến nay, chị Khuyên giúp đỡ 5 giáo viên cùng trường tiến bộ rõ rệt về ứng dụng công nghệ thông tin trong giảng dạy, giúp đỡ 16 học sinh có tiến bộ trong học tập.

Học Bác qua những việc làm thiết thực tại Trường Trung học Phổ thông Đình Lập ảnh 4Sinh hoạt chuyên đề “Mô hình chuyển đổi số trường học” của Chi bộ Trường THPT Đình Lập. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Cùng với đó, để việc học và làm theo Bác lan tỏa, nhà trường đã tiến hành đa dạng và đổi mới các hình thức tuyên truyền về học và làm theo Bác đến cán bộ, giáo viên và học sinh. Cụ thể, Chi bộ trường tăng cường tổ chức sinh hoạt chuyên đề học và làm theo Bác; tuyên truyền lồng ghép trong sinh hoạt Chi bộ, công đoàn, chi đoàn, các tiết sinh hoạt dưới cờ, ngoại khóa, qua các môn khoa học xã hội; xây dựng “Tủ sách Bác Hồ” với gần 100 đầu sách để cán bộ giáo viên, nhân viên và học sinh tham khảo; tuyên truyền qua loa truyền thanh “Kể chuyện về tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” với 100 lượt đoàn viên, thanh niên tham gia.

Học Bác qua những việc làm thiết thực tại Trường Trung học Phổ thông Đình Lập ảnh 5Khám sức khỏe cho học sinh Trường THPT Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Em Đỗ Minh Hiếu, lớp 12A, Trường Trung học Phổ thông Đình Lập tâm sự: Được các thầy, cô thường xuyên tuyên truyền, qua các câu chuyện về Bác, chúng em hiểu rõ hơn và lựa chọn việc làm theo Bác phù hợp với học sinh như: tự giác học tập, rèn luyện đạo đức tốt; học tập lối sống giản dị, khiêm tốn của Bác… Tháng 3/2023 vừa qua, em vinh dự được tham gia lớp bồi dưỡng nhận thức về Đảng, em sẽ tiếp tục phấn đấu, rèn luyện theo gương Bác để trở thành đảng viên của Đảng Cộng sản Việt Nam trong thời gian tới.

Việc học và làm theo Bác đã tạo sự lan tỏa, chuyển biến tích cực trong nhận thức và hành động của cán bộ, giáo viên, nhân viên, học sinh nhà trường, qua đó góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Năm học 2022 - 2023, tỷ lệ học sinh khá, giỏi của trường đạt 72,62% (tăng 7% so với năm học trước); hạnh kiểm khá, tốt đạt 97,6% (tăng 3,6% so với năm học trước); tỷ lệ đỗ tốt nghiệp Trung học Phổ thông đạt 100% (tăng 1,62% so với năm học trước).

Học Bác qua những việc làm thiết thực tại Trường Trung học Phổ thông Đình Lập ảnh 6Đảng viên, giáo viên Hoàng Thị Hồng hướng dẫn học sinh Lớp 10A1, Trường THPT Đình Lập môn Tiếng Anh theo “Mô hình chuyển đổi số trường học” . Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Tháng 4/2023, Chi bộ Trường Trung học Phổ thông huyện Đình Lập được nhận Bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn vì có thành tích xuất sắc trong “Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”.

Chứng kiến giờ học Tiếng Anh của lớp 10A1, Trường Trung học Phổ thông Đình Lập, phóng viên cảm nhận được không khí sôi nổi của học sinh khi tham gia tiết học. Giáo viên xây dựng bài giảng điện tử, trình chiếu trên màn hình tivi những nội dung chính của bài học, đồng thời ứng dụng các phần mềm để đưa ra các câu hỏi, bài tập nhỏ cho học sinh thực hành trên lớp.

Học Bác qua những việc làm thiết thực tại Trường Trung học Phổ thông Đình Lập ảnh 7Giờ Thể dục của học sinh Trường THPT Đình Lập, huyện Đình Lập, tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Anh Tuấn – TTXVN

Được biết tiết học trên là kết quả từ việc thực hiện “Mô hình chuyển đổi số trong trường học”, do Chi bộ Trường Trung học Phổ thông Đình Lập chỉ đạo thực hiện từ năm học 2021 - 2022 nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Thực hiện mô hình, từ năm 2021 đến nay, nhà trường xây dựng được hơn 100 video bài giảng cho 3 khối lớp lưu giữ tại kho học liệu, dùng chung cho giáo viên trong toàn trường và công tác ôn tập, tự học của học sinh; 100% giáo viên nhà trường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, giảng dạy và đánh giá học sinh.

Anh Tuấn

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Thời tiết ngày 25/12/2024: Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Thời tiết ngày 25/12/2024: Bão số 10 suy yếu thành áp thấp nhiệt đới

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 25/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 110,7 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, tốc độ khoảng 10km/h.

Hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Hỗ trợ sinh kế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Phú Yên

Ngày 24/12, tại xã Phú Mỡ (huyện miền núi Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên), Viện Nghiên cứu Phát triển Phương Đông (thuộc Liên hiệp Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam), Đài Truyền hình Thành phố Hồ Chí Minh phối hợp tổ chức trao tặng bò giống và quà Tết Ất Tỵ cho gia đình chính sách, hộ nghèo, học sinh đồng bào dân tộc thiểu số.

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Chính thức ban hành Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025

Ngày 24/12, Bộ Giáo dục và Đào tạo chính thức ban hành Thông tư số 24/2024/TT-BGDĐT ngày 24/12/2024 về Quy chế thi tốt nghiệp Trung học Phổ thông từ năm 2025, để có hành lang pháp lý cho việc tổ chức kỳ thi với mục đích xét tốt nghiệp, đánh giá việc dạy và học diện rộng trong cả nước, cũng như phục vụ mục đích tuyển sinh đại học, cao đẳng.

Nhiều hộ nghèo tại Sóc Trăng đón năm mới trong căn nhà Đại đoàn kết

Nhiều hộ nghèo tại Sóc Trăng đón năm mới trong căn nhà Đại đoàn kết

Chiều 24/12, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh Sóc Trăng phối hợp với Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Xổ số kiến thiết Sóc Trăng (Công ty Xổ số kiến thiết Sóc Trăng) tổ chức Lễ bàn giao 120 căn nhà Đại đoàn kết cho hộ nghèo, cận nghèo, hộ khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh.

Lào Cai chủ động, linh hoạt trong phòng, chống rét cho học sinh vùng cao

Lào Cai chủ động, linh hoạt trong phòng, chống rét cho học sinh vùng cao

Những ngày này, tại tỉnh Lào Cai xuất hiện rét đậm, rét hại ảnh hưởng không nhỏ tới người dân, học sinh các trường vùng cao trong tỉnh. Các đơn vị trường học, đặc biệt tại những địa bàn vừa chịu thiệt hại về cơ sở vật chất do bão lũ, sạt lở đã linh hoạt, chủ động triển khai nhiều biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ sức khỏe, đảm bảo môi trường học tập an toàn cho học sinh.

Thời tiết ngày 24/12/2024: Ảnh hưởng bão số 10, Trung Bộ và Tây Nguyên có nơi mưa to

Thời tiết ngày 24/12/2024: Ảnh hưởng bão số 10, Trung Bộ và Tây Nguyên có nơi mưa to

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, hồi 4 giờ ngày 24/12, vị trí tâm bão ở vào khoảng 11,5 độ Vĩ Bắc; 112,0 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Tây Nam khu vực giữa Biển Đông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 8 (62-74km/h), giật cấp 10; di chuyển theo hướng Tây, tốc độ 5-10km/h. Từ 4 giờ ngày 24/12 đến 4 giờ ngày 25/12, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ khoảng 5-10km/h và suy yếu dần thành áp thấp nhiệt đới. Từ 4 giờ ngày 25/12 đến 4 giờ ngày 26/12, áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, với tốc độ khoảng 5-10 km/h và suy yếu dần thành vùng áp thấp.

Đồng bào Công giáo ở Cư Kuin đồng lòng xây dựng quê hương giàu đẹp

Đồng bào Công giáo ở Cư Kuin đồng lòng xây dựng quê hương giàu đẹp

Đắk Lắk là tỉnh có đông đồng bào Công giáo (trên 217.000 người). Đồng bào theo đạo luôn đóng góp tích cực và hiệu quả các phong trào xây dựng quê hương giàu đẹp. Trong đó, Giáo xứ Vinh Hòa (xã Ea Ktur, huyện Cư Kuin) là một điểm sáng về phát triển kinh tế - xã hội và phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, sống tốt đời, đẹp đạo”…, góp phần cùng chính quyền địa phương xây dựng vùng quê giàu mạnh, theo hướng xanh, sạch, đẹp.

Thời tiết ngày 23/12/2024: Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn

Thời tiết ngày 23/12/2024: Trung Bộ và Tây Nguyên mưa lớn

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 1 giờ ngày 23/12, vị trí tâm áp thấp nhiệt đới ở vào khoảng 10,9 độ Vĩ Bắc; 113,6 độ Kinh Đông, trên khu vực Trường Sa. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm áp thấp nhiệt đới mạnh cấp 7 (50-61km/h), giật cấp 9; áp thấp nhiệt đới di chuyển theo hướng Bắc, với tốc độ 20-25km/h.

Mô hình “Vườn rau gắn kết” của Binh đoàn 15 góp phần giúp các hộ đồng bào dân tộc thiểu số nâng cao chất lượng bữa ăn, cải thiện cuộc sống. Ảnh: Sơn Tùng

“Thế trận lòng dân” ở vùng biên giới Bắc Tây Nguyên

Đứng chân trên dọc tuyến biên giới dài hơn 251 km, tiếp giáp với nước bạn Lào và Campuchia, Binh đoàn 15 đã nỗ lực vượt khó, có nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, góp phần xây dựng vững chắc thế trận quốc phòng, an ninh, nhất là “thế trận lòng dân” khu vực biên giới Bắc Tây Nguyên.

Người dân lựa chọn cam Vinh tại Siêu thị LOTTE Mart Vinh. Ảnh: Bích Huệ - TTXVN

Quảng bá, tiêu thụ sản phẩm OCOP và đặc sản Nghệ An

Tỉnh Nghệ An đã và đang thực hiện nhiều giải pháp giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ các sản phẩm Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) và đặc sản tỉnh Nghệ An tới người tiêu dùng, nhà phân phối, đại lý, siêu thị, nhất là siêu thị LOTTE Mart Vinh. Hoạt động này nhằm tìm kiếm các nhà đầu tư để phát triển, mở rộng sản xuất sản phẩm có lợi thế, tiềm năng của tỉnh, từ đó tăng cường năng lực cung cấp sản phẩm của tỉnh Nghệ An cả về số lượng và chất lượng.

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Sáng mãi phẩm chất Bộ đội cụ Hồ

Tỉnh Vĩnh Long hiện có hơn 15.300 hội viên cựu chiến binh. Trải qua quá trình chiến đấu, rèn luyện và trưởng thành, họ luôn thấm nhuần phẩm chất của chiến sỹ Bộ đội cụ Hồ. Trong cuộc sống đời thường, họ luôn giữ gìn và phát huy truyền thống cao quý, không ngại khó khăn, gian khổ, tiếp tục đóng góp tích cực vào sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc, gương mẫu đi đầu trong lao động sản xuất.

Năm 2024, giáo dân họ đạo Hậu Bối ở xã Long Hưng, huyện Mỹ Tú (Sóc Trăng) đóng góp xây dựng 2 cây cầu nông thôn, tổng kinh phí trên 600 triệu đồng. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Đồng bào Công giáo tại Sóc Trăng góp sức xây dựng nông thôn mới

Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 70 nghìn đồng bào Công giáo sinh sống hòa đồng cùng với các tôn giáo khác. Phát huy truyền thống sống “tốt đời, đẹp đạo”, đồng bào Công giáo ở Sóc Trăng luôn góp sức cùng với chính quyền địa phương trong xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh, giữ gìn an ninh trật tự xã hội, xây dựng quê hương Sóc Trăng ngày càng phồn vinh, hạnh phúc.

Tính đến cuối năm 2024, hộ nghèo toàn tỉnh Sóc Trăng giảm còn 1,34% dân số (trong năm 2024 giảm hơn 4.000 hộ). Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Giúp người dân chọn mô hình giảm nghèo phù hợp để thoát nghèo bền vững

Tại Sóc Trăng, tỉnh có trên 1,2 triệu dân, trong đó dân tộc Khmer chiếm trên 30% dân số toàn tỉnh, cuộc sống của người dân ở nhiều nơi còn khó khăn, nhất là khu vực nông thôn. Song, nhờ các giải pháp đẩy mạnh thông tin tuyên truyền về giảm nghèo, xây dựng những mô hình giảm nghèo hiệu quả mà đến cuối năm 2024, hàng nghìn hộ dân thoát nghèo, tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh giảm còn 1,34% dân số.

Chuẩn bị tiết mục biểu diễn chào mừng Giáng sinh 2024. Ảnh: Khoa Chương - TTXVN

Ngập tràn không khí Giáng sinh nơi xứ đạo Kon Tum

Hòa chung không khí hân hoan với bà con trên cả nước, những ngày này, cộng đồng giáo dân tại tỉnh Kon Tum đang tích cực trang trí nhà cửa, chuẩn bị cho dịp Giáng sinh năm 2024 cận kề. Các tuyến đường trở nên ngập tràn màu sắc, những xóm đạo khoác lên mình “chiếc áo mới” lộng lẫy và đầm ấm hơn.

Lực lượng quân đội tìm kiếm các nạn nhân mất tích do sạt lở đất tại làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên (Lào Cai). Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Nhiệm vụ “chiến đấu giữa thời bình”

Ứng phó sự cố, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh và tìm kiếm cứu nạn là vấn đề quan trọng đối với mỗi quốc gia. Trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, vấn đề đó càng trở nên cấp thiết. Và Quân đội, trong đó có Cục Cứu hộ - Cứu nạn là cơ quan tác chiến đầu ngành, chính là điểm tựa vững chắc của đồng bào những lúc nguy nan nhất.

Lực lượng bộ đội hóa học phun hoá chất khử trùng, tẩy độc Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: Dương Giang - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Thầm lặng vượt gian khổ, hiểm nguy

Kế thừa và phát huy truyền thống vẻ vang của Quân đội nhân dân Việt Nam anh hùng, trong thời kỳ đổi mới đất nước, Bộ đội Hóa học đã có nhiều đóng góp rất quan trọng trong lĩnh vực khắc phục sự cố hóa chất độc, sinh học, bức xạ, hạt nhân (sự cố CBRN), bảo vệ môi trường sinh thái, góp phần phát triển kinh tế, xã hội, củng cố quốc phòng và an ninh của đất nước, vì cuộc sống ổn định, bình yên của nhân dân.

Cán bộ, chiến sỹ Đồn Biên phòng Chiềng Tương hướng dẫn người dân cách chăm sọc vườn mận. Ảnh: Quang Quyết - TTXVN

Mệnh lệnh từ trái tim: Mở cánh cửa tương lai tươi sáng

Đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình là ý Đảng hòa quyện lòng dân. Trong khát vọng dựng xây đất nước, Quân đội đang gánh vác nhiều nhiệm vụ quan trọng, vừa bảo vệ Tổ quốc, giữ vững hòa bình, vừa đối mặt với những thách thức an ninh phi truyền thống chưa có trong tiền lệ, lại giúp đỡ nhân dân bằng cả trái tim, tấm lòng. Bất chấp khó khăn, nguy hiểm, thậm chí hy sinh anh dũng trong thời bình, “Bộ đội Cụ Hồ” đang tiếp tục gắn bó máu thịt và để lại tình cảm quý trọng, tin yêu trong lòng nhân dân.

Khu tái định thôn Kho Vàng, xã Cốc Lầu, huyện Bắc Hà trước ngày khánh thành chính thức. Ảnh: Hồng Ninh-TTXVN

Lào Cai khánh thành khu tái thiết thôn Kho Vàng

Sáng 22/12, UBND tỉnh Lào Cai và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (Petrovietnam) khánh thành dự án khu tái thiết thôn Kho Vàng (UBND huyện Bắc Hà, UBND xã Cốc Lầu) theo quy chuẩn nông thôn mới, đáp ứng chỗ ở cho 35 hộ gia đình với 180 nhân khẩu.

Cán bộ Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam hướng dẫn người dân kỹ thuật khai thác cao su tại xã Long Tân, huyện Phú Riềng. Ảnh: K GỬIH - TTXVN

Hiệu quả từ mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững

Dự án “Xây dựng mô hình sản xuất cao su tiểu điền bền vững” do Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam triển khai trên địa bàn xã Long Tân (huyện Phú Riềng, tỉnh Bình Phước) sau 3 năm đã mang lại hiệu quả, tăng nguồn thu nhập cho người dân. Hoạt động thuộc dự án Khuyến nông Trung ương giai đoạn 2022-2024.

Gia đình bà H’Sák ở làng Mơ Nú, xã Chư Á, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai được hỗ trợ bò lai sinh sản để sản xuất. Ảnh: Hoài Nam – TTXVN

Gia Lai hỗ trợ sản xuất, phát triển hạ tầng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Thực hiện Chương trình Mục tiêu quốc gia về phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2025, Gia Lai đã quan tâm đầu tư chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho bà con, tạo mọi điều kiện để bà con ở các làng đồng bào dân tộc thiểu số phát triển kinh tế. Nhờ vậy, chất lượng cuộc sống và hạ tầng ở vùng dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh đã có nhiều đổi thay rõ nét.

Một góc nông thôn mới với cuộc sống bình yên tại buôn ÊGa, xã Ea Tiêu, huyện Cư Kuin (Đắk Lắk). Ảnh: Hoài Thu – TTXVN

Nông thôn mới làm “bừng sáng” các buôn làng Tây Nguyên

Tây Nguyên là địa bàn chiến lược quan trọng của cả nước, Đảng và Nhà nước luôn có những chủ trương lớn, cách làm hay để phát triển kinh tế - xã hội; trong đó, Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới là một trong những quyết sách chiến lược, không chỉ giúp các buôn làng vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới… thay đổi diện mạo mà còn tạo đà cho nhân dân phát triển kinh tế, nâng cao đời sống. Điều này góp phần vào sự phát triển chung của toàn vùng và tạo khí thế, sự phấn khởi cho đồng bào các dân tộc Tây Nguyên vươn lên lao động sản xuất, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp.

Đối tượng Hạng A Sếnh cùng tang vật sau khi bị bắt giữ. Ảnh: TTXVN

Điện Biên bắt đối tượng mua bán trái phép 5 bánh heroin

Tối 21/12, theo thông tin từ Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy (Công an tỉnh Điện Biên), đơn vị này vừa chủ trì phối hợp với Công an huyện Điện Biên Đông bắt quả tang một đối tượng về hành vi mua bán trái phép chất ma túy, thu giữ 5 bánh heroin.

Các chiến sĩ thuộc Trung đoàn 741 (Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Điện Biên) giúp người dân dựng nhà tại bản Tin Tốc 1, xã Mường Pồn, huyện Điện Biên. Ảnh: Phan Quân - TTXVN

Những ngôi nhà ấm tình quân dân nơi vùng lũ Mường Pồn

Để giúp đỡ người dân vùng lũ xã Mường Pồn (huyện Điện Biên, tỉnh Điện Biên) có nhà mới kiên cố, sớm “an cư lạc nghiệp” sau trận lũ quét xảy ra cuối tháng 7/2024, Bộ Quốc phòng đã hỗ trợ xây mới 71 căn nhà (50 triệu đồng/căn). Đến nay, nhiều ngôi nhà mới khang trang, sạch đẹp đã được bàn giao cho người dân, giúp họ sớm ổn định cuộc sống, khẳng định mối quan hệ bền chặt, gắn bó keo sơn “quân với dân như cá với nước”.

Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương nơi vùng biên cương

Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương nơi vùng biên cương

Ngày 21/12, Tỉnh đoàn Gia Lai, Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam tỉnh Gia Lai phối hợp với Trung tâm Công tác xã hội Thanh thiếu niên thuộc Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Báo Thanh niên, Bệnh viện Hùng Vương Gia Lai đã tổ chức Chương trình “Ấm áp mùa đông - Xuân yêu thương” năm 2024 tại xã biên giới Ia Lâu, huyện Chư Prông.

Bộ đội Biên phòng tỉnh Lai Châu giúp dân thu hoạch lúa “chạy mưa”. Ảnh: TTXVN

Tỏa sáng hình ảnh Bộ đội Cụ Hồ trong lòng đồng bào dân tộc

Bộ đội Cụ Hồ là danh hiệu cao quý được nhân dân trao tặng những người đứng trong hàng ngũ quân nhân cách mạng. Điều đó thể hiện nét đẹp riêng có của bộ đội Việt Nam, khác hoàn toàn với những đội quân chiến đấu nhà nghề. Quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu và phục vụ. Tinh thần xả thân, cống hiến vì dân được thể hiện ngay từ những ngày đầu thành lập.