Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai (Bài cuối)

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai (Bài cuối)

Bài 4 (Bài cuối): Cần có cơ sở dữ liệu về đất đai thống nhất

Một trong những biện pháp khắc phục hạn chế của Luật Đất đai năm 2013, đảm bảo quản lý đất đai một cách minh bạch, hiệu quả, cũng như phòng ngừa các vấn đề phát sinh trong quản lý đất đai là cần xây dựng một hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu về đất đai hoàn chỉnh, thống nhất ở quy mô quốc gia.

Hoàn thiện chính sách, pháp luật về đất đai (Bài cuối) ảnh 1 Các đại biểu bấm nút khai trương Cổng thông tin dữ liệu đất đai tỉnh Lạng Sơn. Ảnh: Thái Thuần - TTXVN

Thiếu cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia thống nhất

Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia cần được xây dựng thống nhất trong phạm vi cả nước, gồm cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu điều tra cơ bản về đất đai; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.

Quản lý đất đai, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin đất đai là những vấn đề quan trọng để đảm bảo quản lý đất đai một cách minh bạch, đồng thời góp phần phòng ngừa các vấn đề phát sinh trong quản lý đất đai. Hệ thống thông tin đất đai đảm bảo kết nối liên thông cải cách thủ tục hành chính giữa Bộ Tài nguyên và Môi trường với các ngành thuế, hải quan. Các thông tin về hiện trạng sử dụng đất đai, các thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đai, các thông tin về giá trị đất đai, góp phần làm giảm thiểu rủi ro không đáng có khi chuyển nhượng nhà đất cũng như hạn chế việc đầu cơ, thổi giá nhà đất gây bất ổn cho sự phát triển kinh tế.

Hệ thống thông tin đất đai còn liên kết với một số hệ thống thông tin khác đưa ra các thông tin phục vụ cho việc điều hành quản lý và xem xét việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đối với đất đai cho phù hợp với các mục tiêu của các tổ chức trong và ngoài nước. Hệ thống thông tin đất đai phục vụ đắc lực, hiệu quả cho việc hình thành, phát triển thị trường chuyển quyền sử dụng đất và thị trường bất động sản thông qua việc cung cấp đầy đủ và kịp thời các thông tin về đất đai.

Thời gian qua, đã có nhiều nguồn lực được đầu tư để xây dựng hệ thống thông tin đất đai và cơ sơ dữ liệu đất đai ở nước ta. Bước đầu hệ thống thông tin đất đai và cơ sơ dữ liệu đất đai đã được hình thành.

Tuy vậy, do chưa được đầu tư đồng bộ, hệ thống nên việc lưu trữ dữ liệu hiện nay còn phân tán, chưa được quản lý, vận hành một cách hợp lý, dẫn tới hiệu quả khai thác và sử dụng những dữ liệu này cho công tác quản lý của Nhà nước còn nhiều hạn chế. Dữ liệu đầu tư mới tập trung vào cơ sơ dữ liệu địa chính, còn các cơ sơ dữ liệu về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, giá đất là các thành phần cấu thành cơ sơ dữ liệu đất đai hoàn chỉnh thì lại chưa được đầu tư. Việc đảm bảo dữ liệu được cập nhật, chia sẻ cho các đối tượng khác nhau cùng khai thác, sử dụng còn nhiều hạn chế và chưa được quan tâm, chú trọng đã phần nào giảm tính hiệu quả các nguồn lực đầu tư.

Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà cho biết, Bộ Tài nguyên và Môi trường đang tập trung xây dựng và hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, hồ sơ địa chính theo mô hình hiện đại, tập trung, thống nhất, đa mục tiêu, trong đó bảo đảm nguồn lực, nhất là nguồn lực tài chính để hoàn thiện hệ thống thông tin đất đai, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia tập trung, thống nhất; bảo đảm nguồn lực thực hiện các chỉ tiêu trong quy hoạch sử dụng đất.

Trong năm 2022, Bộ Tài nguyên và Môi trường tập trung chỉ đạo các địa phương đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai, hoàn thiện các công cụ để quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai, kết nối liên ngành, thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến về đất đai; thực hiện đúng yêu cầu của Quốc hội tại Nghị quyết số 82/2019/QH14 ngày 14/6/2019 về việc bố trí dự toán ngân sách, trích nguồn thu từ đất để đầu tư xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu đất đai, hướng tới tăng số huyện và số tỉnh đưa cơ sở dữ liệu đất đai vào vận hành khai thác, sử dụng.

Các bộ, ngành, địa phương có trách nhiệm khẩn trương lập quy hoạch ngành quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, các quy hoạch có sử dụng đất đồng bộ, thống nhất với quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất quốc gia; khắc phục tình trạng tùy tiện điều chỉnh các chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất khi chưa được cơ quan có thẩm quyền cho phép; rà soát các quy hoạch có sử dụng đất theo hướng bảo đảm phù hợp, đồng bộ với quy hoạch sử dụng đất quốc gia, bảo đảm tính hệ thống, liên kết, đồng bộ, kế thừa và ổn định giữa các quy hoạch; việc bố trí sử dụng đất phải hợp lý, khai thác hiệu quả không gian, bảo đảm đồng bộ hạ tầng kỹ thuật với hạ tầng xã hội; nâng cao hiệu quả sử dụng đất.

Hoàn thiện dữ liệu đất đai

Tại Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung một số quy định nhằm đảm bảo xây dựng hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước.

Tại chương XI của Dự thảo Luật, ngoài các nội dung kế thừa Luật Đất đai năm 2013, căn cứ vào mục tiêu cụ thể đến năm 2025 của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất sửa đổi, bổ sung các vấn đề sau:

Bổ sung quy định tại khoản 1, 2, 3 thuộc Điều 134 về Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước; quy định cơ sở dữ liệu đất đai được xây dựng, vận hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai tại khoản 1, 3 thuộc Điều 135 tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Bộ Tài nguyên và Môi trường đề xuất bổ sung quy định tại Điều 136 của Dự thảo Luật về quản lý, kết nối liên thông, chia sẻ dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương và quy định về việc khai thác thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Bên cạnh đó, Điều 137 Dự thảo Luật bổ sung quy định về cung cấp các dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực đất đai và trách nhiệm của Bộ Tài nguyên và Môi trường, của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, tổ chức, hướng dẫn triển khai dịch vụ công trực tuyến về đất đai, bảo đảm tính đồng bộ, kết nối, liên thông.

Điều 138 bổ sung quy định về việc bảo đảm kinh phí để xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác và sử dụng hệ thống thông tin đất đai theo hướng được sử dụng từ nguồn ngân sách nhà nước, nguồn vốn vay, nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và các nguồn khác theo quy định của pháp luật để đảm bảo mục tiêu hoàn thành xây dựng cơ sở dữ liệu vào năm 2025 mà Nghị quyết số 18-NQ/TW đề ra.

Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, việc đề xuất bổ sung các quy định nêu trên là nhằm đảm bảo xây dựng hệ thống thông tin đất đai quốc gia theo hướng tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước theo nội dung của Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 16/6/2022 của Ban Chấp hành Trung ương đảng khóa XIII, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương, tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Trong Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), tại Chương XI “Hệ thống thông tin đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” có Điều 134 “Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai” quy định: Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được thiết kế tổng thể và xây dựng thành một hệ thống tập trung, thống nhất, đồng bộ, đa mục tiêu và kết nối liên thông trên phạm vi cả nước. Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai được xây dựng, vận hành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về đất đai; kết nối, chia sẻ dữ liệu với cơ sở dữ liệu của các bộ, ngành, địa phương tạo nền tảng phát triển Chính phủ điện tử, hướng tới Chính phủ số, nền kinh tế số và xã hội số.

Hệ thống thông tin quốc gia về đất đai gồm các thành phần cơ bản: hạ tầng kỹ thuật công nghệ thông tin; phần mềm xây dựng, quản lý, vận hành, khai thác cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.

Điều 135 “Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai” có quy định: Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được xây dựng thống nhất theo tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc gia, quốc tế được công nhận tại Việt Nam, triển khai đồng bộ trong phạm vi cả nước.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai gồm các thành phần: cơ sở dữ liệu về văn bản quy phạm pháp luật về đất đai; cơ sở dữ liệu địa chính; cơ sở dữ liệu điều tra, đánh giá đất đai; cơ sở dữ liệu quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; cơ sở dữ liệu giá đất; cơ sở dữ liệu thống kê, kiểm kê đất đai; cơ sở dữ liệu về thanh tra, kiểm tra, giải quyết tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai; cơ sở dữ liệu khác liên quan đến đất đai.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai là nền tảng cơ sở cho triển khai công tác quản lý, nghiệp vụ, hoạt động về đất đai; cung cấp dữ liệu thông tin cho quản trị nhà nước, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội; phát triển Chính phủ số, phát triển kinh tế số, xã hội số; tạo ra thông tin mới và các giá trị gia tăng; nguồn thu từ phí cung cấp dữ liệu, thông tin đất đai để phát triển, duy trì, vận hành cơ sở dữ liệu đất đai.

Điều 136 “Quản lý, khai thác và kết nối liên thông cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai” có quy định: Thông tin trong cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác thực điện tử có giá trị pháp lý như trong hồ sơ dạng giấy. Cơ sở dữ liệu đất đai là tài sản của Nhà nước phải được bảo đảm an ninh, an toàn chặt chẽ; nghiêm cấm mọi hành vi truy cập trái phép, phá hoại, làm sai lệch thông tin trong cơ sở dữ liệu đất đai. Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai là duy nhất, được quản lý tập trung và được phân cấp, phân quyền thống nhất từ Trung ương đến địa phương.

Cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai phải được cập nhật đầy đủ, chính xác, kịp thời, đảm bảo phù hợp với hiện trạng quản lý, sử dụng đất đai trên thực tế.

Các bộ, ngành, cơ quan có liên quan được kết nối liên thông cơ sở dữ liệu chuyên ngành để cập nhật, chia sẻ, khai thác, sử dụng thông tin với cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai. Việc kết nối liên thông phải bảo đảm hiệu quả, an toàn, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. (Hết)

Trần Quang Vinh

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm

Động lực giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Động lực giúp người nghèo ổn định cuộc sống

Khéo léo huy động các nguồn lực, đến nay Quảng Ngãi đã hỗ trợ sửa chữa, xây mới hàng ngàn ngôi nhà cho hộ nghèo, cận nghèo. Tỉnh đang nỗ lực hoàn thành xóa nhà tạm, dột nát trong năm 2025 để hộ nghèo, cận nghèo có điều kiện "an cư lạc nghiệp", vươn lên thoát nghèo bền vững…

Tuổi trẻ Khánh Hòa tình nguyện hỗ trợ dân tiếp cận chuyển đổi số

Tuổi trẻ Khánh Hòa tình nguyện hỗ trợ dân tiếp cận chuyển đổi số

Trong tháng 3, những chuyến xe “Bình dân học vụ số” của tuổi trẻ Khánh Hòa nối nhau về các vùng quê, giúp người dân tiếp cận với công nghệ thông tin, chuyển đổi số và các kiến thức về không gian mạng, nhằm tăng thêm sự hiểu biết của người dân, thu hẹp khoảng cách giữa vùng quê với đô thị.

Quảng Bình huy động nguồn lực, phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/8

Quảng Bình huy động nguồn lực, phấn đấu hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trước ngày 30/8

Tại tỉnh Quảng Bình, thực hiện Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát, nhiều đơn vị, địa phương đã cùng chung tay đóng góp, triển khai thực hiện với nhiều cách làm đa dạng, phong ph, hiệu quả. Riêng Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh đã lồng ghép theo nguồn vốn cho vay chương trình công trình vệ sinh nước sạch để tham gia vào xây dựng xóa nhà tạm, nhà dột nát.

Bình Dương chung tay cùng Cà Mau xóa nhà tạm, nhà dột nát

Bình Dương chung tay cùng Cà Mau xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thực hiện công tác phối hợp giữa Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Cà Mau trong việc triển khai Đề án "Xóa nhà tạm, nhà dột nát", ngày 21/3, Đoàn công tác của Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Dương đã phối hợp cùng chính quyền tỉnh Cà Mau tổ chức lễ khởi công xây dựng mới và sửa chữa 4 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn huyện Đầm Dơi (tỉnh Cà Mau).

Phát triển đảng viên trẻ, tăng nguồn sinh lực cho Đảng

Phát triển đảng viên trẻ, tăng nguồn sinh lực cho Đảng

Xác định phát triển đảng viên là nhiệm vụ quan trọng, tỉnh Bến Tre đã tập trung nhiều giải pháp thực hiện tốt công tác bồi dưỡng, tạo nguồn phát triển đảng. Nhờ đó, tỷ lệ đảng viên mới được kết nạp là đoàn viên, thanh niên khá cao, tăng thêm sinh lực cho Đảng, trẻ hóa đội ngũ, bảo đảm sự kế thừa và phát triển của Đảng.

Mang nguồn nước sạch cho hàng trăm hộ dân và học sinh biên giới Hà Giang

Mang nguồn nước sạch cho hàng trăm hộ dân và học sinh biên giới Hà Giang

Nước sạch là nhu cầu thiết yếu của con người, đặc biệt là đối với những vùng biên giới xa xôi, nơi điều kiện sinh hoạt còn nhiều khó khăn. Nhằm góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, ngày 21/3, Đại sứ quán Ấn Độ tại Việt Nam đã phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức lễ khánh thành công trình cấp nước sạch tại thôn Khai Hoang II (xã Xín Cái, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang). Công trình không chỉ mang đến nguồn nước trong lành cho hàng trăm hộ dân và học sinh, mà còn là biểu tượng đẹp của tình hữu nghị, đoàn kết giữa hai nước Việt Nam – Ấn Độ.

Tuần tra song phương tuyến biên giới Việt - Trung

Tuần tra song phương tuyến biên giới Việt - Trung

Ngày 21/3, Đồn Biên phòng Lũng Cú - Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh Hà Giang, dưới sự chỉ huy của Trung tá Kim Xuân Giang, Đồn trưởng, đã phối hợp với Biên phòng khu vực huyện Phú Ninh, Quân Giải phóng Nhân dân Trung Quốc, do Thiếu tá Lưu Dũng làm Trưởng đoàn, thực hiện tuần tra song phương trên tuyến biên giới Việt - Trung.

Hội đoàn kết sư sãi yêu nước tỉnh Sóc Trăng đóng góp 100 triệu đồng để xóa nhà tạm, nhà dột nát. Ảnh: Tuấn Phi - TTXVN

Sóc Trăng đa dạng hóa nguồn lực để sớm hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát

Ngày 21/3, Tỉnh ủy, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức lễ phát động đóng góp cho Quỹ “Vì người nghèo” để hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà đột nát trên địa bàn. Tại lễ phát động, các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đã đăng ký đóng góp với tổng số tiền trên 8 tỷ đồng. Đến nay, tỉnh đã tiếp nhận trên 295 tỷ đồng.

Trung tâm tư vấn việc làm cho người lao động có nhu cầu đi làm việc ở nước ngoài. Ảnh: Thu Hiền - TTXVN

Thị trường lao động Cần Thơ hứa hẹn nhiều cơ hội phát triển

Ông Nguyễn Văn Toàn, Giám đốc Trung tâm dịch vụ việc làm Cần Thơ nhận định, thị trường lao động Cần Thơ trong quý II/2025 hứa hẹn có nhiều cơ hội phát triển nhờ các chính sách kinh tế tích cực và sự tăng trưởng mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ. Điều này không chỉ giúp tạo ra nhiều việc làm mà còn nâng cao chất lượng lao động trong khu vực.

Phát hiện 3 loài thực vật mới tại Vườn Quốc gia Núi Chúa

Phát hiện 3 loài thực vật mới tại Vườn Quốc gia Núi Chúa

Theo Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, trong chương trình hợp tác giữa Viện Sinh học nhiệt đới (Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam) với Bảo tàng Đại học Kagoshima thuộc Đại học Kagoshima, Nhật Bản và Khoa Lâm nghiệp, Đại học Quốc gia Lào, mới đây, các nhà khoa học thuộc Viện Sinh học nhiệt đới đã phát hiện 3 loài thực vật mới gồm: Sầm cuống dài, Diệp hạ châu Núi Chúa và Lòng mức Núi Chúa thuộc ba họ khác nhau tại Vườn Quốc gia Núi Chúa, tỉnh Ninh Thuận.

Trên 7.000 tỷ đồng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cao Bằng

Trên 7.000 tỷ đồng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Cao Bằng

Năm nay là năm được tỉnh Cao Bằng xác định là năm “nước rút” thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng các cấp. Tỉnh đặt mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8%. Để hoàn thành mục tiêu, Cao Bằng cần nhận diện rõ những thuận lợi, khó khăn, kịp thời tháo gỡ các vướng mắc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh...

Góp sức trẻ xóa nhà tạm nơi vùng khó Tương Dương

Góp sức trẻ xóa nhà tạm nơi vùng khó Tương Dương

Chung tay cùng cấp ủy, chính quyền địa phương và các lực lượng tham gia hỗ trợ xây dựng, sửa chữa nhà cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn về nhà ở trên địa bàn, thời gian qua, lực lượng đoàn viên, thanh niên Huyện đoàn Tương Dương đã phát huy tinh thần, nhiệt huyết, sức trẻ, tiên phong xung kích thực hiện nhiệm vụ, qua đó góp phần giúp địa phương kiên cố hóa nhà ở cho nhân dân, hiện thực hóa giấc mơ có nhà ở mới cho người nghèo.

Ghi nhận trường hợp tử vong do sởi, Cao Bằng khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh

Ghi nhận trường hợp tử vong do sởi, Cao Bằng khuyến cáo tiêm vaccine phòng bệnh

Tại tỉnh Cao Bằng, bệnh sởi đang diễn biến phức tạp, một số địa phương ghi nhận số ca mắc cao, đã có một trường hợp tử vong do sởi. Để nhanh chóng kiểm soát dịch bệnh, ngành Y tế Cao Bằng chủ động, quyết liệt thực hiện nghiêm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế về phòng, chống dịch, đẩy nhanh tiến độ triển khai chiến dịch tiêm vaccine phòng, chống bệnh sởi.

Bình Phước đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt ở khu vực biên giới

Bình Phước đảm bảo thông tin liên lạc thông suốt ở khu vực biên giới

Ngày 20/3, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Phước phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông (Viettel, VNPT, Mobiphone) tổ chức khánh thành công trình “Xây dựng và lắp đặt các trạm thu, phát sóng di động khu vực biên giới” tại huyện Lộc Ninh. Đây là công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Bình Phước lần thứ XII nhiệm kỳ 2025 - 2030.

“Tháng Ba biên giới” với nhiều hoạt động thiết thực ở miền núi tỉnh Quảng Trị

“Tháng Ba biên giới” với nhiều hoạt động thiết thực ở miền núi tỉnh Quảng Trị

Ngày 20/3, Tỉnh Đoàn - Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Hội Chữ Thập đỏ tỉnh Quảng Trị phối hợp tổ chức chương trình “Tháng Ba biên giới” năm 2025 tại Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học và Trung học cơ sở A Vao, xã A Vao, huyện Đakrông. Đây là hoạt động nhân dịp kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26/3/1931-26/3/2025), 66 năm Ngày truyền thống Bộ đội Biên phòng (3/3/1959-3/3/2025),

Sự "chuyển mình" trong nông thôn mới ở Khánh Hòa (Bài cuối)

Sự "chuyển mình" trong nông thôn mới ở Khánh Hòa (Bài cuối)

Sau hơn một thập kỷ triển khai, Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới tại Khánh Hòa đã để lại dấu ấn trên nhiều lĩnh vực, giúp thay đổi diện mạo nông thôn, nâng cao chất lượng sống của người dân; cơ sở hạ tầng được xây dựng khang trang, đáp ứng yêu cầu phát triển của từng địa phương.

Sự "chuyển mình" trong nông thôn mới ở Khánh Hòa (Bài 1)

Sự "chuyển mình" trong nông thôn mới ở Khánh Hòa (Bài 1)

Khánh Hòa là tỉnh duyên hải thuộc vùng Nam Trung Bộ, từ lâu được mệnh danh là xứ sở "rừng trầm, biển yến", nơi hội tụ cả ba vịnh biển đẹp, có giá trị rất lớn về nhiều mặt, là Vân Phong, Nha Trang và Cam Ranh; có nhiều tiềm năng phát triển kinh tế - xã hội để trở thành một tỉnh nông thôn mới giàu đẹp.

Phát hiện thi thể người thám hiểm trong hang động tại Đắk Nông

Phát hiện thi thể người thám hiểm trong hang động tại Đắk Nông

Ngày 19/3, UBND xã Nam Đà, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông xác nhận, chính quyền địa phương đang phối hợp với các cơ quan chức năng điều tra, làm rõ việc người dân phát hiện, trình báo việc một thi thể đang trong giai đoạn phân hủy tại hang C7, hang động núi lửa Krông Nô.

Đồng thuận việc sớm đưa chữ viết Cơ Tu vào giảng dạy trong trường học ở Quảng Nam

Đồng thuận việc sớm đưa chữ viết Cơ Tu vào giảng dạy trong trường học ở Quảng Nam

Ngày 19/3, UBND tỉnh Quảng Nam phối hợp với Viện Ngôn ngữ học tổ chức hội thảo công bố bộ chữ viết Cơ Tu. Các nhà nghiên cứu, nhà khoa học, đại biểu đều đồng tình phải có một bộ chữ viết của người Cơ Tu thống nhất trên toàn quốc về bảng ký hiệu chữ viết, các tổ phụ âm đầu, nguyên âm…

Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh sởi

Bộ Y tế thành lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh sởi

Trước diễn biến phức tạp của dịch bệnh sởi, chiều 19/3, Bộ Y tế đã có công văn hoả tốc gửi các tỉnh, thành phố về việc lập 6 đoàn kiểm tra, giám sát phòng, chống bệnh sởi; đồng thời yêu cầu các địa phương đảm bảo kinh phí triển khai tiêm chủng vaccine.