Một nhóm các nhà nghiên cứu đến từ Đại học Tự do Brussels (VUB), Bệnh viện Đại học Brussels (UZ Brussel) và Đại học Ghent (UGent) đã thành công trong việc tạo ra một loại vaccine mRNA có khả năng kích thích hệ miễn dịch chống lại virus HIV.
Những vaccine ngừa COVID-19 đầu tiên không chỉ là bước ngoặt trong cuộc chiến chống đại dịch này, mà còn là nền tảng tiếp nối quan trọng cho công nghệ khác để các bác sĩ có thể vượt qua những căn bệnh khác, từ ung thư đến bệnh tim mạch.
Kể từ ca nhiễm HIV đầu tiên được phát hiện năm 1990 tại thành phố Hồ Chí Minh, tính đến ngày 31/8/2020, Việt Nam có trên 213.000 người nhiễm HIV hiện còn sống và trên 107.800 người nhiễm HIV đã tử vong. Trung bình mỗi năm cả nước phát hiện thêm 11.000 ca nhiễm HIV và 2.800 người tử vong do HIV/AIDS.
Ngày 7/7, các nhà nghiên cứu cho biết một bệnh nhân nam dương tính với virus HIV/AIDS đang trong tình trạng bệnh thuyên giảm có thể sẽ là bệnh nhân đầu tiên được chữa khỏi mà không cần phải cấy ghép tủy xương.
Thông tin từ Cục Phòng chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) cho biết, trong 9 tháng năm 2019, cả nước xét nghiệm phát hiện mới 7.779 trường hợp nhiễm HIV, số bệnh nhân chuyển sang giai đoạn AIDS là 2.984 người, số bệnh nhân tử vong 1.428 trường hợp. Số người mới phát hiện nhiễm HIV tập trung chủ yếu ở độ tuổi 16 - 29 (39,4%) và 30 - 39 (34,3%).
Căn bệnh thế kỷ HIV/AIDS hiện vẫn là một trong những vấn đề y tế nan giải của toàn cầu, đe dọa trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của con người. Mặc dù đã có nhiều nỗ lực nhưng căn bệnh này vẫn chưa thể đẩy lùi. Kể từ khi bùng phát vào thập niên 80 của thế kỷ trước, đại dịch HIV/AIDS đã cướp đi sinh mạng của hơn 35 triệu người trên toàn thế giới. Hiện có gần 38 triệu người đang sống chung với virus nguy hiểm này.
Bộ Y tế Nam Phi mới đây đã giới thiệu một loại thuốc điều trị HIV hoàn toàn mới mang lại hiệu quả cao cùng chi phí hợp lý. Đây được xem là một bước tiến vượt bậc trong nỗ lực đẩy lùi căn bệnh HIV/AIDS tại quốc gia có số người mắc cao nhất thế giới này.
Ngày 10/5, tại thành phố Điện Biên Phủ (tỉnh Điện Biên) Cục Phòng, chống HIV/AIDS phối hợp với Sở Y tế tỉnh Điện Biên tổ chức khởi động điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Buprenorphine.
Các nhà khoa học Italy đã đạt được những kết quả hết sức khả quan trong việc điều trị chống HIV/AIDS với việc sử dụng vaccine cho các bệnh nhân đang điều trị bằng thuốc kháng virus (cART). Sau 8 năm nghiên cứu thử nghiêm, phương pháp này có thể làm giảm được khoảng 9% các ổ virus tiềm ẩn và mở ra một phương pháp điều trị mới thông qua ngăn ngừa nhiễm trùng. Đây là thông tin mới được đăng tải trên tạp chí chuyên ngành Frontiers in Immunology.
Cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 50 km, nằm dọc với trục đường quốc lộ 12, huyện Mường Chà (tỉnh Điện Biên) là địa bàn trọng điểm về ma túy và HIV/AIDS.
Đến năm 2020 sẽ có100% người nhiễm HIV trên cả nước tham gia bảo hiểm y tế. Mục tiêu trên được Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) đưa ra tại Hội nghị "Đảm bảo nguồn tài chính bền vững cho tiếp cận thuốc kháng HIV và hướng đến mục tiêu 100% người nhiễm HIV tham gia bảo hiểm y tế”, do Bộ Y tế tổ chức tại Cần Thơ ngày 13/6.
Chiều 7/6, Phó Cục trưởng Cục Phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế) Hoàng Đình Cảnh cho biết: Tháng cao điểm Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con năm 2018 diễn ra từ ngày 1-30/6 với chủ đề “Xét nghiệm HIV sớm-Hướng tới loại trừ lây truyền HIV từ mẹ sang con vào năm 2020”.
Ngày 18/1, tại Hà Nội, Bộ Y tế và Cơ quan nghiên cứu quốc gia về HIV/AIDS và viêm gan của Pháp (ANRS) đã ký kết biên bản thỏa thuận nhằm tăng cường hợp tác trong lĩnh vực nghiên cứu khoa học và y tế về HIV/AIDS và viêm gan vi rút.
Nhằm chăm sóc sức khỏe cho người dân không may nhiễm bệnh HIV/AIDS và chống kỳ thị phân biệt đối sử với người bệnh này trong cộng đồng, Thành phố Hồ Chí Minh đã đầu tư xây dựng Bệnh viện Nhân Ái tại xã Phú Văn, huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước. Đây cũng là bệnh viện duy nhất ở phía Nam và cả nước chăm sóc sức khỏe cho bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối, đồng thời kết hợp thực hiện việc hướng dẫn, tuyên truyền ngăn ngừa chống lây nhiễm HIV/AIDS trong cộng đồng.