Hiệu quả từ mô hình san sẻ đất ở huyện Trạm Tấu

Hiệu quả từ mô hình san sẻ đất ở huyện Trạm Tấu
Cán bộ ngành nông nghiệp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái hướng dẫn đồng bào cách che phủ nilon chống rét cho mạ
Cán bộ ngành nông nghiệp huyện Trạm Tấu, tỉnh Yên Bái hướng dẫn đồng bào cách che phủ nilon chống rét cho mạ
Để thực hiện mô hình có hiệu quả, huyện chọn xã Trạm Tấu làm điểm. Chính quyền xã, thôn bản vận động các hộ có nhiều đất san sẻ cho các gia đình trong dòng họ thiếu đất sản xuất. Sau đó, các hộ trong cùng bản san sẻ đất với nhau và san sẻ từ bản này sang bản khác. 
Có đất sản xuất, kết hợp với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đời sống đồng bào Mông ở huyện Trạm Tấu đã có sự đổi thay tích cực
Có đất sản xuất, kết hợp với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đời sống đồng bào Mông ở huyện Trạm Tấu đã có sự đổi thay tích cực    
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Trạm Tấu
Đưa cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp ở huyện Trạm Tấu

Nhân rộng mô hình ở xã Trạm Tấu, đến nay huyện đã điều chỉnh, sắp xếp lại đất sản xuất ở tất cả 11 xã, thị trấn. Toàn huyện có 280 hộ cho đất, 338 hộ nhận đất, với diện tích trên 156 ha. Nhờ đó, đồng bào trong huyện cơ bản có đất sản xuất, đây là việc làm chưa từng có trong nhiều năm qua.

Năm 2014, nhờ có đất sản xuất, gia đình ông Giàng Lủ Lâu, người Mông, ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu đã yên tâm sản xuất kinh doanh, có thu nhập hơn 100 triệu đồng
Năm 2014, nhờ có đất sản xuất, gia đình ông Giàng Lủ Lâu, người Mông, ở xã Trạm Tấu, huyện Trạm Tấu đã yên tâm sản xuất kinh doanh, có thu nhập hơn 100 triệu đồng

Có đất sản xuất, kết hợp với chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, đời sống đồng bào các dân tộc Mông, Thái, Tày... ở huyện Trạm Tấu có sự thay đổi tích cực, tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm khoảng 6%. Đồng bào ngày càng tin tưởng vào cấp ủy, chính quyền trong công tác xóa đói, giảm nghèo.

Có thể bạn quan tâm