Qua thời gian thực hiện Dự án giảm nghèo, Đăk Glei đã có những chuyển biến tích cực trong công tác giảm nghèo. Số hộ khá, giàu tăng lên, hàng năm số hộ nghèo giảm 4 - 6%. Các địa phương trên địa bàn huyện đã triển khai các mô hình giảm nghèo như hỗ trợ về sản xuất, dạy nghề, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người nghèo, người có thu nhập thấp; thực hiện mô hình chuyển giao khoa học kỹ thuật, khuyến nông, lâm, ngư, tạo sinh kế cho người nghèo gắn với trồng và bảo vệ rừng; xây dựng mô hình sản xuất gắn với an ninh – quốc phòng. Các xã lập các nhóm hộ, tổ hợp tác sản xuất, hỗ trợ tối đa 10 triệu đồng/hộ theo hình thức luân chuyển vốn trong cộng đồng hộ nghèo, trao quyền cho các nhóm, hộ, tổ hợp tác sản xuất mô hình được người nghèo lựa chọn. Huyện đã thực hiện hỗ trợ hộ nghèo tiếp cận với các dịch vụ xã hội, thực hiện cấp phát thẻ Bảo hiểm y tế cho toàn bộ người nghèo, trẻ em dưới 6 tuổi, người dân tộc thiểu số, đối tượng chính sách bảo trợ xã hội, người cận nghèo.
Cùng với đó, địa phương đã thực hiện các chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở, đẩy mạnh công tác truyền thông, giúp 100% người nghèo nắm đầy đủ các chính sách trợ giúp người nghèo. Các địa phương phổ biến các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tuyên truyền các gương người nghèo tích cực lao động, tiết kiệm, sử dụng vốn vay có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo.
Các dự án hỗ trợ giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân tại huyện Đăk Glei như: chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền với 160 hộ nghèo thuộc 3 xã Đăk Kroong, Đăk Môn, Đăk Long tham gia trồng mới cao su với tổng diện tích 110 ha, kinh phí hỗ trợ phân bón rên 963 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh với 30 hộ nghèo thuộc 6 xã Đăk Man, Đăk Blô, Xốp, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh tham gia trồng mới với diện tích 50 ha cà phê, kinh phí hỗ trợ phân bón 717 triệu đồng. Các công trình dân sinh được chú trọng đầu tư. Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Đông Lốc xã Đăk Man đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, công trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi Đăk Nhôn, xã Đăk Long, xây mới cầu treo đi khu sản xuất Đăk Roi xã Đăk Nhoong. Qua các công trình dân sinh này, người dân địa phương không chỉ là người thụ hưởng từ công trình mà còn được tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình.
Về phát triển sinh kế bền vững với mục đích cải thiện mức sống cho các hộ nghèo và cận nghèo, huyện Đăk Glei đã kết hợp thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả: mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi vịt, trồng rau sạch, mới đây nhất là mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn các xã vùng núi. Hai xã đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei là Ngọc Linh và Mường Hoong, số hộ nghèo chiếm trên 95% dân số. Chính quyền các địa phương đã nỗ lực triển khai các mô hình giảm nghèo để giúp người dân cải thiện cuộc sống, không còn đói ăn mùa giáp hạt. Hộ gia đình chị Y Bia, làng Mới, xã Mường Hoong là một trong những gương phát triển kinh tế với mô hình trồng sâm dây và sâm đương quy. Với mô hình trồng sâm dây, gia đình chị Y Bia từ hộ nghèo nay đã có của ăn của để, mua sắm được các vật dụng trong nhà. Chị còn hỗ trợ nguồn giống sâm dây cho các chị em trong làng nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả này. Chị Y Bia cho biết: “Trước đây, gia đình chị trồng bời lời và cà phê nhưng hiệu quả thấp. Từ khi được hỗ trợ giống sâm sây, sâm đương quy trồng thử nghiệm, gia đình chị đã không còn đói ăn mùa giáp hạt".
Hiện, Đăk Glei đang tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ giảm nghèo cho người dân tại địa phương. Tổng nhu cầu vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2016-2020 là 2,94 tỷ đồng. Thực hiện Đề án giảm nghèo đa chiều hiệu quả là một trong những giải pháp được huyện thực hiện để phát triển kinh tế bền vững.
Cùng với đó, địa phương đã thực hiện các chương trình đưa văn hóa, thông tin về cơ sở, đẩy mạnh công tác truyền thông, giúp 100% người nghèo nắm đầy đủ các chính sách trợ giúp người nghèo. Các địa phương phổ biến các mô hình giảm nghèo hiệu quả, tuyên truyền các gương người nghèo tích cực lao động, tiết kiệm, sử dụng vốn vay có hiệu quả, vươn lên thoát nghèo.
Các dự án hỗ trợ giảm nghèo đã mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân tại huyện Đăk Glei như: chính sách hỗ trợ phát triển cao su tiểu điền với 160 hộ nghèo thuộc 3 xã Đăk Kroong, Đăk Môn, Đăk Long tham gia trồng mới cao su với tổng diện tích 110 ha, kinh phí hỗ trợ phân bón rên 963 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ phát triển cây cà phê xứ lạnh với 30 hộ nghèo thuộc 6 xã Đăk Man, Đăk Blô, Xốp, Đăk Choong, Mường Hoong, Ngọc Linh tham gia trồng mới với diện tích 50 ha cà phê, kinh phí hỗ trợ phân bón 717 triệu đồng. Các công trình dân sinh được chú trọng đầu tư. Công trình cấp nước sinh hoạt thôn Đông Lốc xã Đăk Man đã hoàn thành và đưa vào sử dụng, công trình kiên cố hóa kênh mương thủy lợi Đăk Nhôn, xã Đăk Long, xây mới cầu treo đi khu sản xuất Đăk Roi xã Đăk Nhoong. Qua các công trình dân sinh này, người dân địa phương không chỉ là người thụ hưởng từ công trình mà còn được tạo việc làm, tăng thu nhập cho gia đình.
Về phát triển sinh kế bền vững với mục đích cải thiện mức sống cho các hộ nghèo và cận nghèo, huyện Đăk Glei đã kết hợp thực hiện nhiều mô hình phát triển kinh tế hiệu quả: mô hình nuôi bò sinh sản, nuôi vịt, trồng rau sạch, mới đây nhất là mô hình trồng cây dược liệu trên địa bàn các xã vùng núi. Hai xã đặc biệt khó khăn ở huyện Đăk Glei là Ngọc Linh và Mường Hoong, số hộ nghèo chiếm trên 95% dân số. Chính quyền các địa phương đã nỗ lực triển khai các mô hình giảm nghèo để giúp người dân cải thiện cuộc sống, không còn đói ăn mùa giáp hạt. Hộ gia đình chị Y Bia, làng Mới, xã Mường Hoong là một trong những gương phát triển kinh tế với mô hình trồng sâm dây và sâm đương quy. Với mô hình trồng sâm dây, gia đình chị Y Bia từ hộ nghèo nay đã có của ăn của để, mua sắm được các vật dụng trong nhà. Chị còn hỗ trợ nguồn giống sâm dây cho các chị em trong làng nhân rộng mô hình kinh tế hiệu quả này. Chị Y Bia cho biết: “Trước đây, gia đình chị trồng bời lời và cà phê nhưng hiệu quả thấp. Từ khi được hỗ trợ giống sâm sây, sâm đương quy trồng thử nghiệm, gia đình chị đã không còn đói ăn mùa giáp hạt".
Hiện, Đăk Glei đang tiếp tục triển khai các dự án hỗ trợ giảm nghèo cho người dân tại địa phương. Tổng nhu cầu vốn ngân sách Trung ương hỗ trợ giai đoạn 2016-2020 là 2,94 tỷ đồng. Thực hiện Đề án giảm nghèo đa chiều hiệu quả là một trong những giải pháp được huyện thực hiện để phát triển kinh tế bền vững.
Hồng Điệp