Sản phẩm muối ớt của cơ sở chế biến Phú Gia Bảo, huyện Gò Dầu, tỉnh Tây Ninh được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao. Ảnh: Giang Phương-TTXVN

Sản phẩm OCOP khó tiếp cận hệ thống phân phối

Mặc dù đã có nhiều sản phẩm OCOP (Chương trình Mỗi xã một sản phẩm) khẳng định chất lượng tại thị trường trong nước và quốc tế nhưng thực tế dòng sản phẩm này vẫn chưa thực sự hấp dẫn người tiêu dùng. Vì vậy, sản phẩm OCOP của doanh nghiệp, hợp tác xã, nhất là cơ sở quy mô nhỏ lẻ vẫn khó khăn trong việc tiếp cận kênh phân phối khiến sức cạnh tranh giảm sút. Đây là điểm nghẽn mà nhiều ý kiến cho rằng cần “nâng chất” cũng như đa dạng mẫu mã để thu hút người tiêu dùng và xích gần khoảng cách với hệ thống siêu thị trong thời gian tới.

Hình ảnh một số sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái được quảng bá trên sản giao dịch thương mại điện tử postmart.vn. Ảnh: DTMN

Yên Bái đa dạng hệ thống tiêu thụ sản phẩm OCOP

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, đa dạng hệ thống phân phối, kênh tiêu thụ sản phẩm gắn với ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, các sản phẩm OCOP của tỉnh Yên Bái đã xuất hiện ngày càng nhiều và từng bước khẳng định vị thế trên thị trường, được người tiêu dùng tin tưởng đón nhận.
Những sản phẩm vùng cao được bày bán tại hệ thống siêu thị Big C. Ảnh: Trần Việt - TTXVN

Mở đường cho sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi vào hệ thống phân phối

Mặc dù các chương trình, chính sách phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã đem lại kết quả tích cực, góp phần nâng cao đời sống người dân tại địa phương. Tuy nhiên, tỷ lệ sản phẩm của khu vực này còn rất thấp ở kệ hàng hóa trong siêu thị, cửa hàng bán lẻ. Vì vậy, rất cần có những giải pháp đồng bộ để thúc đẩy sản phẩm của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số tham gia sâu hơn vào hệ thống phân phối.