Hậu Giang thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu

Xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, hân hoan đón nhận danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao. Ảnh: baohaugiang.com.vn
Xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, hân hoan đón nhận danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao. Ảnh: baohaugiang.com.vn

Năm 2023, tỉnh Hậu Giang lên kế hoạch thực hiện chương trình Chương trình mục tiêu Quốc gia từ nguồn ngân sách Trung ương khoảng 147 tỷ đồng đồng; trong đó, vốn đầu tư phát triển hơn 87 tỷ đồng, vốn sự nghiệp gần 60 tỷ đồng. Đến hết tháng 6/2023, nguồn vốn đầu tư đã giải ngân hơn 64 tỷ đồng, đạt hơn 75% kế hoạch; vốn sự nghiệp đã giải ngân hơn 3 tỷ đồng đạt 5,37% kế hoạch.

Hậu Giang thêm nhiều xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu ảnh 1Xã Trường Long Tây, huyện Châu Thành A, hân hoan đón nhận danh hiệu xã nông thôn mới nâng cao. Ảnh: baohaugiang.com.vn

Theo Ủy ban Nhân dân tỉnh Hậu Giang, đến nay, đời sống của nhân dân cơ bản ổn định, nhận thức của cán bộ đảng viên ngày càng được nâng lên, hưởng ứng tích cực phong trào thi đua “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân tỉnh Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới” giai đoạn 2021 – 2025, hoàn thành công nhận thêm 7 xã đạt chuẩn nông thôn mới, lũy kế đến nay tỉnh có 39/51 xã đạt chuẩn nông thôn mới và 4 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, 2 xã nông thôn mới kiểu mẫu, tiêu chí bình quân là 17,8 tiêu chí trên xã. Người dân hài lòng rất cao đối với các xã được công nhận xã đạt chuẩn nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao trong năm. Số sản phẩm OCOP cấp tỉnh được công nhận đạt và vượt chỉ tiêu đề ra hàng năm.

Tỉnh Hậu Giang cũng kiến nghị Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn sớm trình Thủ tướng ban hành văn bản sửa đổi, hoàn thiện bộ tiêu chí nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025 và quy định về điều kiện, trình tự, thủ tục công nhận nông thôn mới các cấp giai đoạn 2021-2025; đồng thời có văn bản quy định cụ thể về bộ máy giúp việc thực hiện chương trình cấp tỉnh, huyện.

Giai đoạn 2021 - 2025, tỉnh Hậu Giang được Trung ương hỗ trợ nguồn lực để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia. Nguồn ngân sách Trung ương góp phần quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương do ngân sách tỉnh hiện nay còn nhiều khó khăn. Tuy nhiên, điều kiện phát triển cơ sở hạ tầng ở nông thôn của tỉnh còn nhiều hạn chế do ngân sách địa phương chưa có nguồn, nên tỉnh đề nghị Bộ Kế hoạch và Đầu tư xem xét cân đối thêm nguồn vốn đầu tư phát triển để thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, do chỉ tiêu, tiêu chí nông thôn mới được Trung ương quy định giai đoạn 2021 - 2025 đều cao hơn so với giai đoạn 2016 – 2020.

Theo ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, từ nay đến năm 2025, Hậu Giang tiếp tục nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của cấp ủy, chính quyền các cấp và cả hệ thống chính trị trong xây dựng nông thôn mới, nhất là vai trò của người đứng đầu.

Cùng với đó, tỉnh nâng cao hiệu quả hoạt động của ban chỉ đạo và cơ quan tham mưu giúp việc ban chỉ đạo các cấp; làm tốt đào tạo, bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ quản lý chương trình xây dựng nông thôn mới.

Tỉnh cũng sẽ tập trung hoàn thiện các cơ chế, chính sách, văn bản về quản lý, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn theo quy định; tăng cường tuyên truyền, vận động nhân dân; tổ chức có hiệu quả phong trào thi đua “Đảng bộ, chính quyền và nhân dân Hậu Giang chung sức xây dựng nông thôn mới”; thực hiện tốt thi đua, khen thưởng.

Về xây dựng, hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện Chương trình, tỉnh căn cứ các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương, địa phương xây dựng, trình ban hành các văn bản theo thẩm quyền; tiếp tục nghiên cứu, đề xuất Hội đồng Nhân dân tỉnh ban hành Nghị quyết về hỗ trợ sản xuất; về cơ chế huy động lồng ghép nguồn vốn các Chương trình mục tiêu Quốc gia.

Về thực hiện các dự án, chính sách, nội dung thành phần, chương trình hỗ trợ cụ thể đối với từng Chương trình mục tiêu Quốc gia, Hậu Giang tập trung thực hiện hiệu quả 6 chương trình chuyên đề trọng tâm nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân nông thôn và giải quyết các vấn đề bức xúc trong xây dựng nông thôn mới.

Đồng thời, tỉnh đẩy mạnh ứng dụng khoa học công nghệ, đổi mới, hoàn thiện công nghệ chế biến cho các doanh nghiệp, cơ sở nhỏ và vừa, đặc biệt là các sản phẩm OCOP đã được công nhận đạt sao. Song song đó là rà soát, xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn cho sản phẩm OCOP đáp ứng các quy định của thị trường trong nước và xuất khẩu; xây dựng nhóm tiêu chuẩn kỹ thuật phục vụ sản xuất và hoạt động giám sát, đánh giá sản phẩm OCOP.

Hồng Dân

(TTXVN)

Có thể bạn quan tâm