Các hộ dân mong sớm được di dời
Theo chân cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, chúng tôi đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nơi được xem là “vũng lõi” của khu bảo tồn. Tại đây, vẫn còn 120 hộ dân sinh sống trong điều kiện khó khăn và đang chờ đợi để được di dời ra khu tái định cư.
Ghé vào ngôi nhà lá nằm bên kênh Bờ Bao của ông Đặng Hoàng Tuấn được ông chia sẻ, ông ở đây từ năm 1989, nhận khoán canh tác trên diện tích 8.000 m2. Sau thời gian đầu trồng mía, hiện ông chuyền sang trồng cam xen chuối để tạo thu nhập. Mấy năm nay, do chờ đợi di dời nên ông không dám xây, sửa nhà, cũng không dám trồng cây, nếu năm sau vẫn không được di dời thì chắc phải xây nhà vì ông đã 63 tuổi rồi.
Theo các hộ dân sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phương tiện di chuyển duy nhất của người dân ở đây là xuồng. Trẻ em đi học phải đưa bằng ghe, xuồng đi ra đường giao thông từ đó mới tới trường; người lớn đi chợ cũng đi bằng xuồng hoặc mua nhu yếu phẩm từ những chiếc ghe hàng và khi cần cấp cứu cũng sử dụng xuồng để đến trạm xá.
“Người nào trong khu này cũng muốn ra sống khu vực gần trạm y tế, chợ, tiện cho sinh hoạt, con cháu đi học cũng dễ dàng. Nếu ngành chức năng thực hiện di dời thì người dân sẽ chấp hành chứ không phản đối, bởi ai cũng muốn ra ngoài sáng chứ đâu muốn ở trong tối”, ông Đặng Hoàng Tuấn chia sẻ thêm.
Vào sâu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, chúng tôi gặp hộ ông Nguyễn Văn Đàng, gia đình ông nhận khoán đất canh tác của Lâm trường Phương Ninh hơn 3.600 m2 từ năm 1986. Từ khi nhận canh tác trên diện tích đất này, ông trồng từ lúa, mía đến chuối, cam và đôi lúc phải đi vùng khác khai thác cá. Ông Đàng cho biết, đất canh tác phần nào giúp ông ổn định cuộc sống nhưng lại không đủ lo cho 7 người con học hành đến nơi đến chốn. Trong 7 người con, có 6 đứa chỉ học đến hết lớp 9, phần vì kinh tế không khá giả, phần vì điều kiện giao thông khó khăn, chỉ có đứa út là thi đỗ đại học nhưng cũng không có tiền học nên phải cho nghỉ.
“Điều kiện sinh hoạt nơi đây cũng thiếu thốn, khi nấu ăn thì dùng nước mưa, tắm giặt thì dùng nước sông, đi lại bằng xuồng chứ không có đường bộ. Những năm hạn hán kéo dài thì phải mua nước bình để sử dụng. Riêng điện thì mới kéo vào gần một năm nay chứ trước đây chỉ sử dụng bình ắc quy để dùng đèn thắp sáng. Một số hộ trong khu này đã bỏ đất đi các tỉnh khác làm ăn vì ở đây cũng không biết làm gì kiếm sống”, ông Đàng nói.
Cũng như các hộ dân khác trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, ông Đàng khẳng định, nếu chính quyền di dời thì người dân cũng đồng tình bởi không di dời thì dân không trồng cây, không sửa nhà được.
Thiếu vốn, việc di dời gặp khó
Theo tài liệu của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, từ năm 1976, Nông trường Phương Ninh được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên của vùng đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng. Đến năm 1984, thành lập Lâm trường Phương Ninh từ Nông trường Phương Ninh. Trong giai đoạn này, một số hộ dân xin ở tạm trong lâm trường, sau đó, do cuộc sống người dân quá khó khăn nên lâm trường cho người dân nhận đất khai thác. Việc khoán đất canh tác vừa để tạo sinh kế, ổn định cuộc sống cho người dân, vừa đảm bảo tình hình an ninh trật tự.
Đến năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 13/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng trên phạm vi đất của Lâm trường Phương Ninh với tổng diện tích 2.805,37 ha. Hiện khu bảo tồn được phân thành 3 phân khu chức năng, gồm: phân khu phục hồi sinh thái, diện tích 937,11 ha; phân khu hành chính – dịch vụ, diện tích 852,32 ha và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích 1.015,94 ha.
Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, hiện có 120 hộ dân với 564 khẩu, nhận khoán diện tích 78,19 ha. Những năm trước, điều kiện sinh hoạt của người dân trong khu vực này gặp rất nhiều khó khăn với tình trạng “5 không”: không có điện, không có đường giao thông, không có nước sạch sinh hoạt, không có trạm xá, tổ y tế và không có trường học. Đến nay, điện lưới đã kéo về đến các hộ dân nhưng các điều kiện về đường, trường, trạm và nước sạch vẫn chưa thể đảm bảo.
Nhằm bảo vệ rừng và các loài động vật, cá nước ngọt trong khu bảo tồn, năm 2011, tỉnh Hậu Giang có chủ trương di dời, tái định cư cho người dân sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Khu tái định cư được xây dựng tại khoảnh 100, phân khu dịch vụ - hành chính trên diện tích 5,4 ha. Đồng thời, để đảm bảo sinh kế cho người dân được di dời, tỉnh đã xin chủ trương chuyển 49,35 ha đất rừng trong phân khu dịch vụ - hành chính sang đất sản xuất và đã được Chính phủ đồng ý bằng Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 26/6/2018. Tuy nhiên, công tác di dời đang gặp khó khăn do thiếu vốn.
Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cho biết, trên diện tích đất nhận khoán trước đây của Lâm trường Phương Ninh, nay là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, người dân sản xuất lúa nhưng do kém hiệu quả nên đã chuyển sang cây trồng khác. Hiện nay vẫn còn một số hộ sản xuất lúa xen kẽ trong rừng dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất cao, cùng với đó là nguy cơ lấn chiếm đất rừng, khai thác các loại tài nguyên trong khu bảo tồn.
Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cho biết thêm, để tránh gây áp lực lên khu rừng thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, tỉnh đã chủ trương di dời, tái định cư cho người dân. Hiện khu tái định cư 5,4 ha đã cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng điện, nước, đường giao thông. Tuy nhiên, do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế nên chưa thể phân bổ kinh phí hỗ trợ người dân di dời, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện đã khảo sát và đưa ra khái toán ban đầu kinh phí hỗ trợ gần 40 tỷ đồng.
Cũng theo ông Lư Xuân Hội, để sớm hoàn thành di dời, tái định cư cho người dân, có thể xin nguồn vốn Trung ương bố trí từ nguồn Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020 hoặc tỉnh đưa nguồn vốn này vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn tiếp theo. Việc hoàn thành sớm di dời vừa giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bảo vệ, phát triển rừng trong những năm tiếp theo.
Theo chân cán bộ Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, chúng tôi đến phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, nơi được xem là “vũng lõi” của khu bảo tồn. Tại đây, vẫn còn 120 hộ dân sinh sống trong điều kiện khó khăn và đang chờ đợi để được di dời ra khu tái định cư.
Ghé vào ngôi nhà lá nằm bên kênh Bờ Bao của ông Đặng Hoàng Tuấn được ông chia sẻ, ông ở đây từ năm 1989, nhận khoán canh tác trên diện tích 8.000 m2. Sau thời gian đầu trồng mía, hiện ông chuyền sang trồng cam xen chuối để tạo thu nhập. Mấy năm nay, do chờ đợi di dời nên ông không dám xây, sửa nhà, cũng không dám trồng cây, nếu năm sau vẫn không được di dời thì chắc phải xây nhà vì ông đã 63 tuổi rồi.
Người dân vùng lõi khu bảo tồn vẫn dùng nước sông cho sinh hoạt hằng ngày. Ảnh: Hồng Thái – TTXVN |
Theo các hộ dân sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phương tiện di chuyển duy nhất của người dân ở đây là xuồng. Trẻ em đi học phải đưa bằng ghe, xuồng đi ra đường giao thông từ đó mới tới trường; người lớn đi chợ cũng đi bằng xuồng hoặc mua nhu yếu phẩm từ những chiếc ghe hàng và khi cần cấp cứu cũng sử dụng xuồng để đến trạm xá.
“Người nào trong khu này cũng muốn ra sống khu vực gần trạm y tế, chợ, tiện cho sinh hoạt, con cháu đi học cũng dễ dàng. Nếu ngành chức năng thực hiện di dời thì người dân sẽ chấp hành chứ không phản đối, bởi ai cũng muốn ra ngoài sáng chứ đâu muốn ở trong tối”, ông Đặng Hoàng Tuấn chia sẻ thêm.
Vào sâu trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, chúng tôi gặp hộ ông Nguyễn Văn Đàng, gia đình ông nhận khoán đất canh tác của Lâm trường Phương Ninh hơn 3.600 m2 từ năm 1986. Từ khi nhận canh tác trên diện tích đất này, ông trồng từ lúa, mía đến chuối, cam và đôi lúc phải đi vùng khác khai thác cá. Ông Đàng cho biết, đất canh tác phần nào giúp ông ổn định cuộc sống nhưng lại không đủ lo cho 7 người con học hành đến nơi đến chốn. Trong 7 người con, có 6 đứa chỉ học đến hết lớp 9, phần vì kinh tế không khá giả, phần vì điều kiện giao thông khó khăn, chỉ có đứa út là thi đỗ đại học nhưng cũng không có tiền học nên phải cho nghỉ.
Nhiều hộ dân trong vùng lõi không dám cất nhà vì đã có chủ trương di dời. Ảnh: Hồng Thái – TTXVN |
“Điều kiện sinh hoạt nơi đây cũng thiếu thốn, khi nấu ăn thì dùng nước mưa, tắm giặt thì dùng nước sông, đi lại bằng xuồng chứ không có đường bộ. Những năm hạn hán kéo dài thì phải mua nước bình để sử dụng. Riêng điện thì mới kéo vào gần một năm nay chứ trước đây chỉ sử dụng bình ắc quy để dùng đèn thắp sáng. Một số hộ trong khu này đã bỏ đất đi các tỉnh khác làm ăn vì ở đây cũng không biết làm gì kiếm sống”, ông Đàng nói.
Cũng như các hộ dân khác trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, ông Đàng khẳng định, nếu chính quyền di dời thì người dân cũng đồng tình bởi không di dời thì dân không trồng cây, không sửa nhà được.
Thiếu vốn, việc di dời gặp khó
Theo tài liệu của Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, từ năm 1976, Nông trường Phương Ninh được thành lập trên cơ sở diện tích tự nhiên của vùng đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng. Đến năm 1984, thành lập Lâm trường Phương Ninh từ Nông trường Phương Ninh. Trong giai đoạn này, một số hộ dân xin ở tạm trong lâm trường, sau đó, do cuộc sống người dân quá khó khăn nên lâm trường cho người dân nhận đất khai thác. Việc khoán đất canh tác vừa để tạo sinh kế, ổn định cuộc sống cho người dân, vừa đảm bảo tình hình an ninh trật tự.
Người dân vùng lõi khu bảo tồn vẫn dùng nước sông cho sinh hoạt hằng ngày. Ảnh: Hồng Thái – TTXVN |
Đến năm 2002, Thủ tướng Chính phủ ra Quyết định số 13/2002/QĐ-TTg về việc thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Lung Ngọc Hoàng trên phạm vi đất của Lâm trường Phương Ninh với tổng diện tích 2.805,37 ha. Hiện khu bảo tồn được phân thành 3 phân khu chức năng, gồm: phân khu phục hồi sinh thái, diện tích 937,11 ha; phân khu hành chính – dịch vụ, diện tích 852,32 ha và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, diện tích 1.015,94 ha.
Trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, hiện có 120 hộ dân với 564 khẩu, nhận khoán diện tích 78,19 ha. Những năm trước, điều kiện sinh hoạt của người dân trong khu vực này gặp rất nhiều khó khăn với tình trạng “5 không”: không có điện, không có đường giao thông, không có nước sạch sinh hoạt, không có trạm xá, tổ y tế và không có trường học. Đến nay, điện lưới đã kéo về đến các hộ dân nhưng các điều kiện về đường, trường, trạm và nước sạch vẫn chưa thể đảm bảo.
Nhằm bảo vệ rừng và các loài động vật, cá nước ngọt trong khu bảo tồn, năm 2011, tỉnh Hậu Giang có chủ trương di dời, tái định cư cho người dân sống trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt. Khu tái định cư được xây dựng tại khoảnh 100, phân khu dịch vụ - hành chính trên diện tích 5,4 ha. Đồng thời, để đảm bảo sinh kế cho người dân được di dời, tỉnh đã xin chủ trương chuyển 49,35 ha đất rừng trong phân khu dịch vụ - hành chính sang đất sản xuất và đã được Chính phủ đồng ý bằng Nghị quyết 84/NQ-CP ngày 26/6/2018. Tuy nhiên, công tác di dời đang gặp khó khăn do thiếu vốn.
Thu nhập chính của người dân tại phân khu bảo vệ nghiêm ngặt chủ yếu từ nông nghiệp. Ảnh: Hồng Thái – TTXVN |
Ông Lư Xuân Hội, Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cho biết, trên diện tích đất nhận khoán trước đây của Lâm trường Phương Ninh, nay là phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, người dân sản xuất lúa nhưng do kém hiệu quả nên đã chuyển sang cây trồng khác. Hiện nay vẫn còn một số hộ sản xuất lúa xen kẽ trong rừng dẫn đến nguy cơ cháy rừng rất cao, cùng với đó là nguy cơ lấn chiếm đất rừng, khai thác các loại tài nguyên trong khu bảo tồn.
Giám đốc Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng cho biết thêm, để tránh gây áp lực lên khu rừng thuộc phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, tỉnh đã chủ trương di dời, tái định cư cho người dân. Hiện khu tái định cư 5,4 ha đã cơ bản hoàn chỉnh hạ tầng điện, nước, đường giao thông. Tuy nhiên, do nguồn lực của tỉnh còn hạn chế nên chưa thể phân bổ kinh phí hỗ trợ người dân di dời, Trung tâm phát triển quỹ đất huyện đã khảo sát và đưa ra khái toán ban đầu kinh phí hỗ trợ gần 40 tỷ đồng.
Cũng theo ông Lư Xuân Hội, để sớm hoàn thành di dời, tái định cư cho người dân, có thể xin nguồn vốn Trung ương bố trí từ nguồn Chương trình mục tiêu phát triển Lâm nghiệp bền vững giai đoạn 2016 – 2020 hoặc tỉnh đưa nguồn vốn này vào kế hoạch đầu tư công giai đoạn tiếp theo. Việc hoàn thành sớm di dời vừa giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, vừa tạo điều kiện thuận lợi hơn cho bảo vệ, phát triển rừng trong những năm tiếp theo.
Hồng Thái