Chiều 8/11, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà và Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đồng chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo tình hình triển khai Dự án đầu tư xây dựng tuyến đường sắt Lào Cai - Hà Nội - Hải Phòng.
Nhu cầu đi lại bằng đường sắt ở Việt Nam ngày càng tăng, nhất là vào những dịp nghỉ lễ, tết đều phải tăng chuyến, nối toa... Trên thế giới, đường sắt là một trong những thước đo sự phát triển của mỗi đất nước. Có lịch sử hơn 100 năm hình thành và phát triển, ngành đường sắt Việt Nam từng là phương tiện vận chuyển chiếm ưu thế so với các loại hình vận tải khác. Tuy nhiên, phát triển rồi “ngủ quên” khiến ngành này đang trở nên tụt hậu so với tốc độ phát triển mạnh mẽ của các loại hình vận tải. Sự phát triển của ngành đường sắt chưa theo kịp nhu cầu thực tế, đó là chưa kể những vụ tai nạn đường sắt vừa qua cũng khiến khách hàng e ngại cho chất lượng cũng như yếu tố quản lý trong quá trình vận hành. Vậy nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng này và có cần một cuộc “đại phẫu” để đường sắt phát triển như kỳ vọng? Thông tấn xã Việt Nam giới thiệu loạt 5 bài viết về Tìm lối ra cho ngành đường sắt để trả lời phần nào cho câu hỏi trên.
Chiều 5/12, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã phát lệnh thông xe tuyến cao tốc Hà Nội - Hải Phòng – tuyến đường cao tốc hiện đại nhất Việt Nam từ trước đến nay. Cùng dự buổi lễ có Nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
30 km cuối cùng trong tổng toàn tuyến cao tốc dài 105 km qua địa phận Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương và Hải Phòng đang được gấp rút hoàn thành để kịp thông xe toàn tuyến vào ngày 5/12.