Ngân hàng vào cuộc
Vừa qua các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã ký biên bản thoả thuận cho vay vốn đối với 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thuộc 7 chương trình đột phá của thành phố với tổng mức đầu tư dự kiến 26.000 tỷ đồng.
Đây là những công trình trọng điểm có vốn đầu tư lớn như: dự án xây dựng đường trục Bắc Nam (vốn đầu tư 18.000 tỷ đồng), đường Nguyễn Tất Thành (4.669 tỷ đồng), đường song hành phía Nam cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (869 tỷ đồng)…
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, việc cam kết vốn cho 8 dự án kể trên là điểm nhấn của thành phố để giải quyết bài toán thiếu vốn về đầu tư hạ tầng trong điều kiện áp lực nợ công, nguồn chi cho đầu tư có hạn, đồng thời tạo sức lan toả, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng quyết định lựa chọn đầu tư theo hình thức PPP trong thời gian sắp tới.
Theo ông Nguyễn Thành Phong, thành phố đã và đang huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư 7 chương trình đột phá, đến nay đã có 647 dự án tham gia chương trình kích cầu đầu tư với số vốn huy động là 41.000 tỷ đồng; chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp đã kết nối cho 36.000 doanh nghiệp với vốn vay 680.000 tỷ đồng.
Đối với việc kêu gọi vốn đầu tư theo hình thức PPP, đến nay trên địa bàn thành phố có 153 dự án PPP triển khai với tổng mức đầu tư 451.000 tỷ đồng, trong đó 23 dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 71.000 tỷ đồng, 130 dự án đang thực hiện với tổng mức đầu tư 380.000 tỷ đồng. Mặc dù số lượng các dự án thực hiện theo hình thức PPP của thành phố không lớn, chỉ chiếm 5% số dự án đầu tư công nhưng nguồn vốn lại gấp 51 lần so với nguồn lực đầu tư công của thành phố giai đoạn 2011 – 2015.
Các dự án hạ tầng giao thông mà thành phố kêu gọi đầu tư sắp tới như dự án xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh – Phạm Hùng (tổng mức đầu tư dự kiến 753 tỷ đồng), mở rộng đường Nguyễn Kiệm (2.183 tỷ đồng), nâng cấp đường Phan Văn Hớn (946 tỷ đồng), xây dựng trục động lực phía Tây – Nam thành phố (hơn 4.000 tỷ đồng), đầu tư Tỉnh lộ 15 (3.119 tỷ đồng), tuyến monorail số 3 (8.800 tỷ đồng), đường trên cao số 2 (21.490 tỷ đồng), đường trên cao số 4 (20.300 tỷ đồng), đường trên cao số 5 (97.651 tỷ đồng), tuyến metro số 4 (73.260 tỷ đồng)…
Theo ông Phạm Phú Quốc, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC), giai đoạn 2010 - 2016, bám sát các chương trình trọng điểm của thành phố, HFIC đã tài trợ tín dụng cho 152 dự án hạ tầng trên địa bàn với tổng mức đầu tư 25.039 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực then chốt như hạ tầng giao thông đô thị, giáo dục, y tế, cấp nước… Ngoài ra, HFIC đã huy động thành công 26.851 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương, góp phần bổ sung nguồn đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển của thành phố.
Dưới góc độ ngân hàng, ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank cho biết, thời gian vừa qua hệ thống Vietcombank nói chung và 17 Chi nhánh Vietcombank trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký tham gia 61 dự án thuộc 7 chương trình đột phá của thành phố với tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực giáo dục (23 dự án), cầu đường (16 dự án), phát triển đô thị (9 dự án), bệnh viện (7 dự án), ....
Đẩy mạnh đầu tư PPP
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, hiện nay nhu cầu đầu tư 7 chương trình đột phá của thành phố giai đoạn 2016 – 2020 cần khoảng 850.000 tỷ đồng trong đó lĩnh vực hạ tầng giao thông, môi trường, ngập nước chiếm 60%. Ngân sách thành phố chỉ mới đáp ứng được 20% tổng vốn đầu tư. Đây là thách thức lớn đối với thành phố trong thời gian tới.
Tuy vậy không phải không có bài toán tháo gỡ khó khăn. Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong, hiện nay lợi thế lớn nhất của thành phố là dư địa tăng trưởng kinh tế còn rất cao; thành phố hoàn toàn có đủ cơ sở để nằm trong top 10 thành phố đẳng cấp thế giới nếu thành phố có cơ chế tài chính ngân sách đặc thù, biết khơi dậy nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân.
Thành phố cam kết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tháo bỏ điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính, phân bổ nguồn lực minh bạch tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng các cơ hội đầu tư trên địa bàn thành phố.
Theo ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, Giai đoạn 2016 - 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư của thành phố cần hơn 1.829.385 tỷ đồng, trong đó vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm 1.120.598 tỷ đồng (61,2%). Tính đến hết ngày 31/7/2017, thành phố có 7.065 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký (cấp mới và tổng vốn) là 42,07 tỷ USD.
Trong điều kiện nguồn vốn của nhà nước còn hạn hẹp, việc tăng cường thu hút đầu tư xã hội hóa, tận dụng các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân được xem là giải pháp hữu hiệu để giải quyết các thách thức; trong đó, sự đồng hành của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cùng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các hoạt động tài trợ, cho vay vốn là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công của các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và kêu gọi xã hội hóa đầu tư tham gia 7 chương trình đột phá.
Cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng thành phố trong việc hỗ trợ vốn, kết nối ngân hàng với chủ đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện 7 chương trình đột phá, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, các sở ngành thành phố hỗ trợ các thông tin, nội dung cụ thể của dự án cho các tổ chức tín dụng để dễ dàng xem xét, thẩm định và quyết định cho vay vốn.
Đồng thời để tạo sức lan tỏa, bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các chủ đầu tư dự án cũng như hệ thống cơ chế chính sách của thành phố cần phải đáp ứng các điều kiện và nguyên tắc tín dụng, đảm bảo hiệu quả của dự án khi đi vào hoạt động.
Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2017, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động được 1.885.600 tỷ đồng, tăng 6,08% so với thời điểm cuối năm 2016, đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của thành phố; trong đó, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt trên 1.600.000 tỷ đồng, riêng tín dụng trung dài hạn đạt trên 52% đã và đang tạo điểu kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và phát triển hạ tầng.
“Hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đã đưa ra 3 giải pháp quan trọng để đồng hành cùng thành phố gồm thực hiện cải cách thủ tục hành chính về cho vay, công khai minh bạch lãi suất, tỷ giá, phí; tăng cường công tác thẩm định, giảm thiểu rủi ro trong thế chấp tài sản đồng thời yêu cầu tổ chức tín dụng nâng cao quản trị điều hành, tiết giảm chi phí qua đó giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, các chủ đầu tư”, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết thêm./.
Vừa qua các ngân hàng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã ký biên bản thoả thuận cho vay vốn đối với 8 dự án đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP) thuộc 7 chương trình đột phá của thành phố với tổng mức đầu tư dự kiến 26.000 tỷ đồng.
Đây là những công trình trọng điểm có vốn đầu tư lớn như: dự án xây dựng đường trục Bắc Nam (vốn đầu tư 18.000 tỷ đồng), đường Nguyễn Tất Thành (4.669 tỷ đồng), đường song hành phía Nam cao tốc Thành phố Hồ Chí Minh – Long Thành – Dầu Giây (869 tỷ đồng)…
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá, việc cam kết vốn cho 8 dự án kể trên là điểm nhấn của thành phố để giải quyết bài toán thiếu vốn về đầu tư hạ tầng trong điều kiện áp lực nợ công, nguồn chi cho đầu tư có hạn, đồng thời tạo sức lan toả, thu hút các nhà đầu tư tiềm năng quyết định lựa chọn đầu tư theo hình thức PPP trong thời gian sắp tới.
Tình trạng kẹt xe thường xuyên xảy ra tại quốc lộ 13 đoạn qua cầu Bình Triệu (Quận Bình Thạnh, TP.HCM). Việc sớm gỡ "nút thắt" về vốn đầu tư hạ tầng đô thị sẽ giúp TP.HCM sớm giải quyết các thách thức về kẹt xe, ô nhiễm môi trường, ngập nước... Ảnh: Hoàng Hải - TTXVN |
Theo ông Nguyễn Thành Phong, thành phố đã và đang huy động mọi nguồn lực tham gia đầu tư 7 chương trình đột phá, đến nay đã có 647 dự án tham gia chương trình kích cầu đầu tư với số vốn huy động là 41.000 tỷ đồng; chương trình kết nối ngân hàng với doanh nghiệp đã kết nối cho 36.000 doanh nghiệp với vốn vay 680.000 tỷ đồng.
Đối với việc kêu gọi vốn đầu tư theo hình thức PPP, đến nay trên địa bàn thành phố có 153 dự án PPP triển khai với tổng mức đầu tư 451.000 tỷ đồng, trong đó 23 dự án đã hoàn thành với tổng mức đầu tư 71.000 tỷ đồng, 130 dự án đang thực hiện với tổng mức đầu tư 380.000 tỷ đồng. Mặc dù số lượng các dự án thực hiện theo hình thức PPP của thành phố không lớn, chỉ chiếm 5% số dự án đầu tư công nhưng nguồn vốn lại gấp 51 lần so với nguồn lực đầu tư công của thành phố giai đoạn 2011 – 2015.
Các dự án hạ tầng giao thông mà thành phố kêu gọi đầu tư sắp tới như dự án xây dựng nút giao Nguyễn Văn Linh – Phạm Hùng (tổng mức đầu tư dự kiến 753 tỷ đồng), mở rộng đường Nguyễn Kiệm (2.183 tỷ đồng), nâng cấp đường Phan Văn Hớn (946 tỷ đồng), xây dựng trục động lực phía Tây – Nam thành phố (hơn 4.000 tỷ đồng), đầu tư Tỉnh lộ 15 (3.119 tỷ đồng), tuyến monorail số 3 (8.800 tỷ đồng), đường trên cao số 2 (21.490 tỷ đồng), đường trên cao số 4 (20.300 tỷ đồng), đường trên cao số 5 (97.651 tỷ đồng), tuyến metro số 4 (73.260 tỷ đồng)…
Theo ông Phạm Phú Quốc, Tổng Giám đốc Công ty Đầu tư Tài chính nhà nước Thành phố Hồ Chí Minh (HFIC), giai đoạn 2010 - 2016, bám sát các chương trình trọng điểm của thành phố, HFIC đã tài trợ tín dụng cho 152 dự án hạ tầng trên địa bàn với tổng mức đầu tư 25.039 tỷ đồng, tập trung vào các lĩnh vực then chốt như hạ tầng giao thông đô thị, giáo dục, y tế, cấp nước… Ngoài ra, HFIC đã huy động thành công 26.851 tỷ đồng trái phiếu chính quyền địa phương, góp phần bổ sung nguồn đáp ứng nhu cầu chi đầu tư phát triển của thành phố.
Dưới góc độ ngân hàng, ông Phạm Mạnh Thắng, Phó Tổng Giám đốc Ngân hàng Vietcombank cho biết, thời gian vừa qua hệ thống Vietcombank nói chung và 17 Chi nhánh Vietcombank trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã đăng ký tham gia 61 dự án thuộc 7 chương trình đột phá của thành phố với tổng mức đầu tư hơn 100.000 tỷ đồng, trong đó tập trung chủ yếu vào các lĩnh vực giáo dục (23 dự án), cầu đường (16 dự án), phát triển đô thị (9 dự án), bệnh viện (7 dự án), ....
Đẩy mạnh đầu tư PPP
Ông Nguyễn Thành Phong, Chủ tịch UBND Thành phố Hồ Chí Minh nhấn mạnh, hiện nay nhu cầu đầu tư 7 chương trình đột phá của thành phố giai đoạn 2016 – 2020 cần khoảng 850.000 tỷ đồng trong đó lĩnh vực hạ tầng giao thông, môi trường, ngập nước chiếm 60%. Ngân sách thành phố chỉ mới đáp ứng được 20% tổng vốn đầu tư. Đây là thách thức lớn đối với thành phố trong thời gian tới.
Tuy vậy không phải không có bài toán tháo gỡ khó khăn. Theo Chủ tịch UBND thành phố Nguyễn Thành Phong, hiện nay lợi thế lớn nhất của thành phố là dư địa tăng trưởng kinh tế còn rất cao; thành phố hoàn toàn có đủ cơ sở để nằm trong top 10 thành phố đẳng cấp thế giới nếu thành phố có cơ chế tài chính ngân sách đặc thù, biết khơi dậy nguồn vốn của các tổ chức tín dụng và nguồn vốn nhàn rỗi trong nhân dân.
Thành phố cam kết sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ thông tin, tháo bỏ điểm nghẽn về cải cách thủ tục hành chính, phân bổ nguồn lực minh bạch tạo điều kiện cho mọi thành phần kinh tế tiếp cận bình đẳng các cơ hội đầu tư trên địa bàn thành phố.
Theo ông Sử Ngọc Anh, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư Thành phố Hồ Chí Minh, Giai đoạn 2016 - 2020, tổng nhu cầu vốn đầu tư của thành phố cần hơn 1.829.385 tỷ đồng, trong đó vốn khu vực ngoài nhà nước chiếm 1.120.598 tỷ đồng (61,2%). Tính đến hết ngày 31/7/2017, thành phố có 7.065 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực, với tổng vốn đầu tư đăng ký (cấp mới và tổng vốn) là 42,07 tỷ USD.
Trong điều kiện nguồn vốn của nhà nước còn hạn hẹp, việc tăng cường thu hút đầu tư xã hội hóa, tận dụng các nguồn lực tài chính từ khu vực tư nhân được xem là giải pháp hữu hiệu để giải quyết các thách thức; trong đó, sự đồng hành của các tổ chức tín dụng, ngân hàng cùng với các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong các hoạt động tài trợ, cho vay vốn là yếu tố then chốt đảm bảo sự thành công của các dự án đầu tư, đẩy nhanh tiến độ thực hiện và kêu gọi xã hội hóa đầu tư tham gia 7 chương trình đột phá.
Cam kết sẽ tiếp tục đồng hành cùng thành phố trong việc hỗ trợ vốn, kết nối ngân hàng với chủ đầu tư cơ sở hạ tầng để thực hiện 7 chương trình đột phá, ông Nguyễn Hoàng Minh, Phó Giám đốc Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh Thành phố Hồ Chí Minh cũng cho rằng, các sở ngành thành phố hỗ trợ các thông tin, nội dung cụ thể của dự án cho các tổ chức tín dụng để dễ dàng xem xét, thẩm định và quyết định cho vay vốn.
Đồng thời để tạo sức lan tỏa, bên cạnh nguồn vốn tín dụng ngân hàng, các chủ đầu tư dự án cũng như hệ thống cơ chế chính sách của thành phố cần phải đáp ứng các điều kiện và nguyên tắc tín dụng, đảm bảo hiệu quả của dự án khi đi vào hoạt động.
Tính đến thời điểm cuối tháng 7/2017, hệ thống các tổ chức tín dụng trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh đã huy động được 1.885.600 tỷ đồng, tăng 6,08% so với thời điểm cuối năm 2016, đáp ứng được nhu cầu vốn đầu tư của thành phố; trong đó, tổng dư nợ tín dụng trên địa bàn đạt trên 1.600.000 tỷ đồng, riêng tín dụng trung dài hạn đạt trên 52% đã và đang tạo điểu kiện thuận lợi rất lớn cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, đổi mới công nghệ và phát triển hạ tầng.
“Hệ thống ngân hàng, các tổ chức tín dụng trên địa bàn thành phố đã đưa ra 3 giải pháp quan trọng để đồng hành cùng thành phố gồm thực hiện cải cách thủ tục hành chính về cho vay, công khai minh bạch lãi suất, tỷ giá, phí; tăng cường công tác thẩm định, giảm thiểu rủi ro trong thế chấp tài sản đồng thời yêu cầu tổ chức tín dụng nâng cao quản trị điều hành, tiết giảm chi phí qua đó giảm lãi suất cho vay đối với doanh nghiệp, các chủ đầu tư”, ông Nguyễn Hoàng Minh cho biết thêm./.
Báo ảnh Dân tộc và Miền núi/TTXVN