Để nâng cao giá trị kinh tế từ trồng rừng, thời gian qua các cấp chính quyền trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên tích cực vận động người dân phát triển và quản lý rừng bền vững theo tiêu chuẩn quốc tế, được cấp chứng chỉ FSC (một tiêu chuẩn tự nguyện nhằm hỗ trợ quản lý rừng có trách nhiệm trên phạm vi toàn cầu), từ đó đưa các sản phẩm gỗ vươn ra thị trường thế giới, đem lại giá trị kinh tế cao cho người dân, đưa kinh tế rừng phát triển bền vững.
Ngày 7/12, Văn phòng Chứng chỉ quản lý rừng bền vững (Viện Khoa học Lâm nghiệp Việt Nam) phối hợp với Trung tâm Khuyến nông Quốc gia và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên tổ chức tọa đàm “Phát triển rừng trồng gỗ lớn gắn với chứng chỉ rừng”, đồng thời triển khai hoạt động thông tin tuyên truyền khuyến nông tại tỉnh Phú Yên.
Triển khai dự án Xây dựng mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn và chuyển hóa rừng cung cấp gỗ nhỏ sang gỗ lớn do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, từ năm 2014 đến nay, tỉnh Quảng Ninh đã trồng mới 120ha rừng thâm canh gỗ lớn, chuyển hóa được 210ha rừng cung cấp gỗ nhỏ thành gỗ lớn. Những mô hình này đang giúp người dân thay đổi tư duy sản xuất một cách hiệu quả, bền vững.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi vừa ban hành Quyết định số 575/QĐ- UBND phê duyệt dự án hỗ trợ đầu tư trồng rừng nguyên liệu gỗ lớn; hỗ trợ, khuyến khích trồng cây gỗ nguy cấp, quý hiếm trên địa bàn tỉnh đến năm 2020, với tổng vốn gần 8 tỷ đồng, trích từ nguồn vốn ngân sách tỉnh.