Huyện ven biển Gò Công Đông tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao

Huyện ven biển Gò Công Đông tập trung xây dựng nông thôn mới nâng cao

Sau khi tập trung để hoàn thành huyện đạt chuẩn nông thôn mới vào năm 2020, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang tiếp tục triển khai thực hiện, phát huy mọi nguồn lực và sức mạnh toàn dân, chung sức, đồng thuận, quyết tâm cao để hoàn thành mục tiêu xây dựng huyện nông thôn mới nâng cao vào năm 2024, về đích trước một năm so với dự kiến.

Trồng rau màu cho lợi nhuận cao gấp từ 2-3 lần ở Tiền Giang

Trồng rau màu cho lợi nhuận cao gấp từ 2-3 lần ở Tiền Giang

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Tiền Giang, để phát huy tiềm năng và thế mạnh rau màu trong tái cơ cấu sản xuất nông nghiệp thích ứng biến đổi khí hậu, các huyện, thành phía Đông tiếp giáp biển Đông nhiều khó khăn của tỉnh: Gò Công Đông, Gò Công Tây, Tân Phú Đông, thành phố Gò Công đã quan tâm tổ chức lại sản xuất theo hướng chuyển đất trồng lúa ở những địa bàn khó khăn, thường xuyên ảnh hưởng hạn mặn sang trồng rau màu.

Làng nghề cá khô Vàm Láng nhộn nhịp sản xuất vụ Tết

Làng nghề cá khô Vàm Láng nhộn nhịp sản xuất vụ Tết

Vào những ngày này, làng nghề cá khô Vàm Láng, thị trấn Vàm Láng, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang nhộn nhịp với cảnh sơ chế cá tươi, phơi khô để phụ vụ nhu cầu tiêu dùng của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Giáp Thìn sắp đến.
Gò Công Đông phát triển nghề biển truyền thống

Gò Công Đông phát triển nghề biển truyền thống

Với 21,2 km bờ biển và có 2 cửa sông lớn là Soài Rạp và Cửa Tiểu, Gò Công Đông có nghề khai thác biển truyền thống từ lâu đời, góp phần giải quyết việc làm cho ngư dân vừa tạo động lực phát triển kinh tế - xã hội.
Xôn xao mùa cá đối

Xôn xao mùa cá đối

Đúng hẹn lại lên, vào độ tháng 5 âm lịch là mùa cá đối lại về với người dân vùng biển Gò Công. Những khu rừng bần, đước… ở các cửa sông giáp biển là nơi lý tưởng để các đàn cá đối theo nước thủy triều bơi đến tìm mồi. Hơn nửa tháng nay, nhiều ghe lưới ở các xã Vàm Láng, Tân Điền, Tân Thành, huyện Gò Công Đông, tỉnh Tiền Giang đã trúng đậm mùa cá đối. Kéo dài từ tháng 5 đến khoảng tháng 10 âm lịch hàng năm, cá đối là nguồn lợi không nhỏ đối với ngư dân đánh bắt gần bờ ở vùng biển Gò Công.
Tiền Giang đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái biển

Tiền Giang đánh thức tiềm năng du lịch sinh thái biển

Với nhiều di tích văn hóa lịch sử đặc sắc gắn liền với con người và vùng đất phương Nam, vùng "địa linh nhân kiệt" Gò Công của tỉnh Tiền Giang còn có tiềm năng to lớn là du lịch sinh thái biển. Cùng với biển Gò Công, các cồn bãi ven biển là những điểm khám phá lý tưởng cho những ai yêu thích du lịch sinh thái vùng biển.
Các huyện ven biển Tiền Giang mở rộng diện tích rau màu thích ứng biến đổi khí hậu

Các huyện ven biển Tiền Giang mở rộng diện tích rau màu thích ứng biến đổi khí hậu

Hai huyện ven biển tỉnh Tiền Giang là Gò Công Đông và Tân Phú Đông vụ Đông Xuân 2018 – 2019 xuống giống gần 5.000 ha rau màu thực phẩm các loại; trong đó, hàng nghìn ha màu đưa xuống trồng trên chân ruộng tại những địa bàn khó khăn nhằm phá thế độc canh cây lúa, tiết kiệm nguồn nước tưới. Cách làm này để chuyển đổi sản xuất thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống hạn mặn và thiên tai.
Hiệu quả mô hình nuôi dê an toàn sinh học ở Tiền Giang

Hiệu quả mô hình nuôi dê an toàn sinh học ở Tiền Giang

Là tỉnh nằm ở ven biển Nam Bộ, có chiều dài bờ biển trên 30 km, địa hình đa dạng (vùng lợ, mặn, vùng sinh thái ngọt, vùng ngập lũ và vùng nhiễm phèn Đồng Tháp Mười), tỉnh Tiền Giang đang đối mặt với biến đổi khí hậu ngày càng rõ nét, ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất của nhân dân.
Đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản ven biển Gò Công

Đánh thức tiềm năng nuôi trồng thủy sản ven biển Gò Công

Tỉnh Tiền Giang có hai huyện tiếp giáp với biển Đông có tiềm năng lớn về nuôi trồng thủy sản xuất khẩu vùng sinh thái lợ và mặn, đó là Gò Công Đông và Tân Phú Đông. Riêng huyện Gò Công Đông đã xác định con tôm và con nghêu là hai đối tượng thủy sản quan trọng cần được chú trọng. 
Vùng ven biển Gò Công mở rộng diện tích cây màu trên đất nhiễm mặn

Vùng ven biển Gò Công mở rộng diện tích cây màu trên đất nhiễm mặn

Huyện Gò Công Đông (tỉnh Tiền Giang) nằm ven biển Gò Công, thường xuyên đối mặt với hạn hán và xâm nhập mặn hàng năm gây nhiều thiệt hại. Trước tình hình trên, cùng với hoàn thiện các công trình giao thông – thủy lợi nhằm phòng chống thiên tai, địa phương coi trọng chuyển đổi sản xuất vùng ven biển, phát huy tiểm năng đất đai, thổ nhưỡng mở rộng diện tích cây màu trên đất nhiễm mặn trước đây nhằm thích ứng biến đổi khí hậu, giúp nông dân tăng thu nhập, ổn định đời sống và an cư lạc nghiệp.
Tiền Giang đầu tư gần 25 tỷ đồng làm thủy lợi nội đồng chống hạn

Tiền Giang đầu tư gần 25 tỷ đồng làm thủy lợi nội đồng chống hạn

Nhằm bảo đảm nguồn nước tưới tiêu, chống hạn phục vụ gần 30.000 ha đất canh tác thuộc các huyện duyên hải Gò Công: Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang đầu tư trên 24,6 tỉ đồng thi công nạo vét, mở rộng 92 tuyến kênh mương nội đồng có tổng chiều dài trên 135.000 m và khối lượng đất đào đắp trên 926.000 m3. 
Ông Bùi Văn Hòn dựng nghiệp trên vùng đất nhiễm mặn ven biển

Ông Bùi Văn Hòn dựng nghiệp trên vùng đất nhiễm mặn ven biển

Ông Bùi Văn Hòn, sinh năm 1950, cư ngụ tại ấp Bờ Kênh, xã Tân Đông, huyện Gò Công Đông là nông dân sản xuất – kinh doanh giỏi tiêu biểu của tỉnh Tiền Giang. Ông là người đi tiên phong ở vùng đất mặn ven biển Gò Công du nhập và phát triển nghề nuôi bò lai sind mà dựng nên cơ nghiệp vững vàng.