Đến nay, đã hơn 2 tháng kể từ khi thu hoạch xong vụ lúa Đông Xuân nhưng nhiều hộ dân trong Tổ hợp tác số 12 (xã Tân Hộ Cơ, huyện Tân Hồng, tỉnh Đồng Tháp) đồng loạt không gieo sạ khoảng 180 ha vụ lúa Hè Thu năm 2024 vì nông dân bức xúc, phản ứng việc chủ đầu tư Trạm bơm Tân Hòa (trước đây là Hợp tác xã tưới tiêu kênh Tân Hòa) thu phí phục vụ tưới tiêu nước quá cao trong suốt nhiều năm qua.
Do ảnh hưởng của đợt mưa muộn cuối năm 2021 và thủy triều dâng từ đầu năm 2022 đến nay, hàng trăm ha ruộng sản xuất vụ Đông Xuân của người dân vùng rốn lũ tỉnh Bình Định vẫn còn bị ngập trong nước chưa thể gieo sạ được. Hiện nông dân đang khẩn trương dùng máy bơm nước ở các chân ruộng ra ngoài để gieo sạ cho kịp thời vụ, đồng thời sử dụng các loại giống ngắn ngày để tránh hạn, mặn vào thời điểm cuối vụ, đảm bảo năng suất thu hoạch.
Vụ Đông Xuân 2020 – 2021, vùng duyên hải Gò Công (tỉnh Tiền Giang) gồm các huyện: Chợ Gạo, Gò Công Đông, Gò Công Tây, thị xã Gò Công, Chợ Gạo có kế hoạch xuống giống gần 24.000 ha. Các địa phương phấn đấu áp dụng đồng bộ các giải pháp thâm canh nhằm giành vụ sản xuất mới bội thu với sản lượng khoảng 152.000 tấn lúa hàng hóa.
Nhằm đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa để trong khâu gieo sạ, sản xuất lúa theo hướng an toàn, bền vững và đạt hiệu quả cao, ngày 8/6, tại tỉnh Đồng Tháp, Trung tâm Khuyến nông Quốc gia, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức tọa đàm “Ứng dụng cơ giới hóa để giảm lượng gieo sạ trong sản xuất lúa”.
Hiện nay tỉnh Đồng Tháp ứng dụng mô hình sản xuất ương mạ lúa trong khay để cấy, qua đó giảm lượng giống gieo sạ hơn 140 kg giống/ha, lợi nhuận cao hơn so với sạ lúa bằng tay từ 2-3 triệu đồng/ha.
Sau đợt lũ cuối tháng 12/2018, hàng nghìn ha lúa vụ Đông Xuân đã gieo sạ của nông dân tỉnh Phú Yên bị hư hỏng. Để kịp thời vụ, Trung tâm Giống và Kỹ thuật cây trồng tỉnh Phú Yên phối hợp với các địa phương đã cung ứng giống hỗ trợ nông dân sản xuất.
Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Kiên Giang, sản xuất vụ lúa Đông Xuân 2018 - 2019, tỉnh này có kế hoạch gieo sạ 285.000 ha, phấn đấu năng suất trên 7 tấn/ha, sản lượng đạt hơn 2 triệu tấn.
Hiện nay, tỉnh Đồng Tháp ứng dụng mô hình máy cấy lúa và tăng lợi nhuận từ 2-3 triệu đồng/ha. Được biết toàn tỉnh hiện có hơn 70 máy cấy lúa, hiệu quả ứng dụng máy cấy lúa giảm giá thành sản xuất, lợi nhuận cao hơn so với sạ lúa bằng tay và giảm lượng giống gieo sạ từ 10-15 kg giống/1.000 m2.