Dự thảo Luật Nhà giáo 2024 có nhiều nội dung mới, trong đó có chính sách thu hút và chính sách tiền lương đối với giáo viên. Bàn về những đổi mới trong các chính sách này, nhiều giáo viên đang công tác tại vùng sâu, vùng xa tỉnh Nghệ An mong muốn Luật Nhà giáo sẽ tạo động lực lớn, giúp họ ổn định cuộc sống và khuyến khích họ gắn bó lâu dài với nghề, cống hiến nhiều hơn cho sự nghiệp giáo dục.
Nhắc đến cụm từ "giáo viên vùng cao", "thầy giáo cắm bản", nhiều người không khỏi ái ngại bởi sự gian nan, vất vả của các thầy, cô giáo đang lặng lẽ gieo từng con chữ trên các thôn bản xa xôi. Lào Cai có hàng nghìn giáo viên quê miền xuôi đang công tác tại các huyện vùng núi cao biên giới, trong đó nhiều người đã gắn bó với vùng đất này hàng chục năm. Lào Cai cũng có những giáo viên người bản địa mạnh mẽ vượt lên định kiến, đi học xa rồi trở về cống hiến cho bản làng. Tất cả họ đều một lòng tâm huyết với sự học vùng cao, gieo chữ, dạy người.
Văn phòng Chính phủ vừa ban hành Thông báo số 324/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam tại cuộc họp về các vấn đề đại biểu Quốc hội chất vấn tại Kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XV, liên quan tới việc đổi mới, sắp xếp, nâng cao chất lượng các đơn vị sự nghiệp công lập cả về đầu mối trường lớp, số lượng, chất lượng giáo viên, cán bộ quản lý theo tinh thần Nghị quyết 19; biên chế giáo viên, chế độ phụ cấp đối với giáo viên vùng cao; chính sách cho học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa...
Ngày 25/6, UBND tỉnh Yên Bái tổ chức gặp mặt giáo viên chuyển công tác từ vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn về các huyện, thị xã, thành phố trên địa bàn tỉnh. Đây là lần đầu tiên tỉnh Yên Bái giải quyết nguyện vọng cho các giáo viên với số lượng lớn, cùng một thời điểm được chuyển nơi sông tác từ vùng cao xuống vùng thấp để hợp lý hóa gia đình.
Tối 16/11, tại Hà Nội, Trung ương Hội Liên hiệp Thanh niên Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức Lễ tuyên dương "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2019.
Ở tỉnh miền núi Sơn La, do đặc thù về địa hình nên dân cư phân bố rải rác, vì vậy các trường học phải tổ chức nhiều điểm lẻ để đảm bảo việc học tập của học sinh. Xã Đá Đỏ, huyện Phù Yên tỉnh Sơn La là một trong những địa bàn có điều kiện khó khăn như vậy. Tại đây, các giáo viên ngày ngày “trèo đèo, lội suối” để mang con chữ cho học sinh vùng cao.
Năm học mới bắt đầu cũng là lúc các thầy cô giáo ở những điểm trường vùng cao tại Sơn La phải đối mặt với nhiều khó khăn để mang con chữ đến lớp. Sự khó khăn, vất vả lại càng nhân lên khi đường giao thông đến nhiều điểm trường vùng cao đang chịu ảnh hưởng nặng nề bởi những đợt mưa lũ vừa qua.