Theo UBND tỉnh Lai Châu, thời gian qua, công tác phổ biến, tuyên truyền Luật Bảo vệ và phát triển rừng; các văn bản dưới luật đã được tỉnh quan tâm, chỉ đạo thực hiện thường xuyên, qua đó nhận thức về bảo vệ và phát triển rừng trong cộng đồng dân cư, hộ gia đình đã được nâng lên. UBND tỉnh Lai Châu đã thành lập Ban chỉ đạo kế hoạch bảo vệ, phát triển rừng và thực hiện các chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng các cấp. Tổng số diện tích đất rừng trên địa bàn tính đến tháng 12/2016 là hơn 680.664 héc ta. Giai đoạn 2006 – 2016, tỉnh đã giao trên 32.303 hécta đất rừng cho 121 thôn bản; giao gần 14.900 hécta cho 3.325 hộ gia đình.
Thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, giai đoạn 2012 – 2016, tỉnh Lai Châu chi trên 948 tỷ đồng cho các cộng đồng dân cư và hộ gia đình được giao rừng. Sau khi được giao đất, giao rừng, ý thức quản lý và bảo vệ rừng của cộng đồng và hộ gia đình được nâng lên, hạn chế tình trạng phá rừng, khai thác rừng bừa bãi; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Lai Châu được nâng lên nhanh chóng, từ 37,7% năm 2006 lên 46,8% năm 2016…
Tỉnh Lai Châu kiến nghị với Trung ương, ngoài việc rà soát lại các chính sách liên quan đến giao đất, giao rừng, cần thiết phải tăng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng và phí trồng rừng để người dân mặn mà hơn trong bảo vệ rừng.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát đã có những ý kiến trao đổi thẳng thắn xoay quanh các vấn đề đặc thù của tỉnh như: giao đất rừng cho từng hộ dân và giao cho cộng đồng dân cư; trách nhiệm và quyền lợi quản lý rừng của cá nhân và đơn vị đăng ký nhận bảo vệ rừng; tính hiệu quả giao rừng cho các tổ chức kinh tế; quan điểm về kinh phí hỗ trợ, quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn…
Kết luận buổi làm việc, ông Hà Ngọc Chiến, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao tầm nhìn quy hoạch, xác định tiềm năng và nhiệm vụ bảo vệ rừng của Lai Châu. Tỉnh đã triển khai nghiêm túc khảo sát, đánh giá việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, qua đó hạn chế được thiên tai cũng như tình trạng di dân ngoài kế hoạch. Các chính sách được triển khai đã khuyến khích người dân là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tích cực trong khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng. Từ đó, góp phần nâng độ che phủ rừng, bảo vệ an toàn và tích nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi, nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào.
Ông Hà Ngọc Chiến đề nghị tỉnh Lai Châu ngoài tập trung giao khoán, bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư cần thực hiện cả việc trồng và chăm sóc rừng. Đồng thời, quyết liệt hơn nữa trong việc giao rừng cho các hộ gia đình quản lý; nâng cao năng lực của chính quyền cấp cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch giao và bảo vệ rừng; quan tâm bố trí nguồn kinh phí, đầu tư hạ tầng để việc bảo vệ và phát triển rừng thuận lợi hơn...
Trước đó, Đoàn giám sát đã đi kiểm tra thực địa tình hình, kết quả thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2006 - 2016 tại 4 xã và 2 huyện của tỉnh Lai Châu.
Thực hiện hợp đồng khoán bảo vệ và chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng, giai đoạn 2012 – 2016, tỉnh Lai Châu chi trên 948 tỷ đồng cho các cộng đồng dân cư và hộ gia đình được giao rừng. Sau khi được giao đất, giao rừng, ý thức quản lý và bảo vệ rừng của cộng đồng và hộ gia đình được nâng lên, hạn chế tình trạng phá rừng, khai thác rừng bừa bãi; tỷ lệ che phủ rừng của tỉnh Lai Châu được nâng lên nhanh chóng, từ 37,7% năm 2006 lên 46,8% năm 2016…
Ông Hà Ngọc Chiến đề nghị tỉnh Lai Châu ngoài tập trung giao khoán, bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư cần thực hiện cả việc trồng và chăm sóc rừng. Ảnh TTXVN |
Tỉnh Lai Châu kiến nghị với Trung ương, ngoài việc rà soát lại các chính sách liên quan đến giao đất, giao rừng, cần thiết phải tăng phí chi trả dịch vụ môi trường rừng và phí trồng rừng để người dân mặn mà hơn trong bảo vệ rừng.
Tại buổi làm việc, các thành viên trong đoàn giám sát đã có những ý kiến trao đổi thẳng thắn xoay quanh các vấn đề đặc thù của tỉnh như: giao đất rừng cho từng hộ dân và giao cho cộng đồng dân cư; trách nhiệm và quyền lợi quản lý rừng của cá nhân và đơn vị đăng ký nhận bảo vệ rừng; tính hiệu quả giao rừng cho các tổ chức kinh tế; quan điểm về kinh phí hỗ trợ, quản lý bảo vệ rừng tại địa bàn…
Kết luận buổi làm việc, ông Hà Ngọc Chiến, Trưởng đoàn giám sát đánh giá cao tầm nhìn quy hoạch, xác định tiềm năng và nhiệm vụ bảo vệ rừng của Lai Châu. Tỉnh đã triển khai nghiêm túc khảo sát, đánh giá việc giao, cho thuê rừng và đất lâm nghiệp, qua đó hạn chế được thiên tai cũng như tình trạng di dân ngoài kế hoạch. Các chính sách được triển khai đã khuyến khích người dân là đồng bào dân tộc thiểu số tham gia tích cực trong khoanh nuôi tái sinh, bảo vệ rừng. Từ đó, góp phần nâng độ che phủ rừng, bảo vệ an toàn và tích nước cho các công trình thủy điện, thủy lợi, nguồn nước sinh hoạt cho đồng bào.
Ông Hà Ngọc Chiến đề nghị tỉnh Lai Châu ngoài tập trung giao khoán, bảo vệ rừng cho cộng đồng dân cư cần thực hiện cả việc trồng và chăm sóc rừng. Đồng thời, quyết liệt hơn nữa trong việc giao rừng cho các hộ gia đình quản lý; nâng cao năng lực của chính quyền cấp cơ sở trong việc xây dựng kế hoạch giao và bảo vệ rừng; quan tâm bố trí nguồn kinh phí, đầu tư hạ tầng để việc bảo vệ và phát triển rừng thuận lợi hơn...
Trước đó, Đoàn giám sát đã đi kiểm tra thực địa tình hình, kết quả thực hiện chính sách pháp luật về giao đất, giao rừng cho cộng đồng dân cư và hộ gia đình vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2006 - 2016 tại 4 xã và 2 huyện của tỉnh Lai Châu.
Quang Duy