Từ ngày 13 - 16/3, Công ty Trách nhiệm hữu hạn An Phú Nông (Công ty An Phú Nông) phối hợp với các lực lượng chức năng xã Lộc Phú và huyện Bảo Lâm (Lâm Đồng) tiến hành giải tỏa 9,21 ha đất rừng bị người dân lấn chiếm, vị trí tại các khoảnh 7, 8 và 11 Tiểu khu 443 (xã Lộc Phú) để bàn giao lại cho Nhà nước quản lý, bảo vệ theo quy định. Lực lượng chức năng đã chặt bỏ toàn bộ số cây cà phê người dân trồng trái phép trên diện tích đất rừng lấn chiếm. Cơ quan chức năng huyện Bảo Lâm và xã Lộc Phú đã có mặt đảm bảo an ninh trật tự trong suốt quá trình công ty giải tỏa cây trồng.
Tỉnh Lai Châu đã tổ chức huy động các lực lượng đồng loạt ra quân giải tỏa các bãi vàng trái phép tại hai huyện Mường Tè và huyện Sìn Hồ bằng phương án dùng vật liệu nổ để đánh sập các cửa, hang hầm vàng, ngày 28/9.
Tại cuộc họp Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 thành phố Hà Nội tổ chức chiều 22/2, ông Nguyễn Khắc Hiền - Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, thành phố đã giải tỏa 14/18 khu vực bị phong tỏa, cách ly vì dịch COVID – 19; hiện chỉ còn lại 4 khu vực là: Thôn Do Hạ, xã Tiền Phong (huyện Mê Linh), Khách sạn Somerset Westpoint, số 2 Tây Hồ, phường Quảng An (quận Tây Hồ), Tòa nhà Sun Red River Building số 23 Phan Chu Trinh (quận Hoàn Kiếm) và 14/4B Yên Thế, phường Điện Biên (quận Ba Đình). Ông Nguyễn Khắc Hiền cho biết thêm, trong tuần này, sau khi rà soát lại nếu không phát sinh thêm trường hợp nghi nhiễm SARS-CoV-2, thành phố sẽ tiến hành giải tỏa nốt 4 khu vực đang bị phong tỏa, cách ly còn lại.
Do ảnh hưởng của trận mưa hoàn lưu cơn bão số 2, khoảng 20 giờ 15 phút ngày 3/8, tại Km 166+900, Quốc lộ 6, đoạn qua xã Hua Tạt, huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La, sạt lở đã xảy ra với hơn 100 m3 đất, đá từ trên núi lăn xuống đường khiến giao thông bị ùn tắc cục bộ nhiều giờ đồng hồ. Rất may vụ sạt lở đất, đá không gây thiệt hại về người và tài sản.
Sau sự kiện giải tỏa bến xe Lương Yên, điều chuyển phương tiện về ba bến xe Yên Nghĩa, Gia Lâm và Nước Ngầm, Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đang tiếp tục rà soát sắp xếp lại một số tuyến vận tải hành khách liên tỉnh chạy các tỉnh phía Nam: Nghệ An, Hà Tĩnh, Gia Lai, Đăk Lắk từ bến xe Mỹ Đình về bến xe Nước Ngầm. Đây được xem như một liều thuốc công hiệu cao để giải quyết tình trạng “loạn” luồng tuyến do xe chạy xuyên tâm, chạy vào các tuyến có lưu lượng giao thông cao, gây ùn tắc giao thông trên địa bàn Thủ đô. Thế nhưng, phương án Sở Giao thông Vận tải Hà Nội đưa ra lại chưa được các địa phương và doanh nghiệp vận tải đồng tình, chấp thuận.
Chỉ còn hơn 1 tuần nữa là bến xe Lương Yên, một bến xe tạm nằm ở trung tâm Thủ đô chính thức phải giải tỏa, tất cả phương tiện tại đây được chuyển sang hoạt động tại bến mới. Trong những ngày này, hoạt động tại bến vẫn diễn ra bình thường nhưng tâm lý bất an vẫn bao trùm từ phía các nhà xe.